Banner
SÀNG LỌC TRƯỚC SINH VÀ SƠ SINH ĐỂ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DÂN SỐ
Lượt xem: 481

    Theo Vụ Sức khỏe bà mẹ và trẻ em (Bộ Y tế), trung bình mỗi năm ở Việt Nam có khoảng 1,4 triệu trẻ em được sinh ra, trong đó có từ 1,5% đến 2% số trẻ em mắc phải các dị tật bẩm sinh. Trước thực tế này, Việt Nam đặt ra mục tiêu đến năm 2030, có 70% số phụ nữ mang thai được tầm soát ít nhất 4 loại bệnh bẩm sinh và 90% số trẻ sơ sinh.

    Không nằm ngoài định hướng đó, Bình Thuận cũng duy trì hoạt động sàng lọc trước sinh, sơ sinh tại các huyện, thị xã, thành phố. Được sự hướng dẫn của Phòng Dân số-KHHGĐ Sở Y tế Bình Thuận, hiện nay đã có 4 đơn vị kí hợp đồng với Bệnh viện Từ Dũ thực hiện xã hội hóa sàng lọc sơ sinh là Trung tâm y tế huyện Tánh Linh, Trung tâm y tế huyện Hàm Thuận Bắc và Bệnh viện Đa khoa khu vực La Gi, Bệnh viện đa khoa khu vực Bắc Bình Thuận. Trong năm 2022, có 04 trẻ thực hiện sàng lọc sơ sinh miễn phí, xã hội hóa sàng lọc sơ sinh được 852 trẻ và 4.176 ca được sàng lọc trước sinh.

    Việc sàng lọc này là việc sử dụng những biện pháp thăm dò đặc hiệu trong thời gian mang thai và ngay sau sinh để chẩn đoán xác định các trường hợp bệnh do rối loạn di truyền nhiễm sắc thể ở giai đoạn bào thai như: Hội chứng Down, dị tật ống thần kinh, tim bẩm sinh,...và rất nhiều bệnh có thể phát hiện sớm khác. Từ đó tham vấn cho gia đình chọn hướng xử trí kịp thời và thích hợp.

Các trường hợp cần đặc biệt chú ý để sàng lọc bao gồm:

• Thai phụ sảy thai hay thai chết lưu trong những lần mang thai trước.

• Tiền sử có con bị dị tật bẩm sinh và các rối loạn di truyền bệnh Down...

• Gia đình có người thân mắc các dị tật bẩm sinh và bệnh lý di truyền.

• Bà mẹ thường xuyên tiếp xúc với hóa chất độc hại, tia xạ...

• Thai phụ lớn tuổi (> 35 tuổi ).

• Ngoài ra nếu không thuộc những nhóm tiền sử nêu trên, bạn cũng có thể yêu cầu được thực hiện sàng lọc trước sinh khi đi khám thai.

YÊN CHI

 


Chuyên mục
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tháng hiện tại: 1
  • Tổng lượt truy cập: 1
Đăng nhập

ipv6 ready Chung nhan Tin Nhiem Mang