Trường Dục Thanh
Lượt xem: 24268

Nơi thầy giáo Nguyễn Tất Thành (Tên gọi của Bác Hồ lúc 20 tuổi) dạy học năm 1910, trước khi vào Sài Gòn ra nước ngoài tìm đường cứu nước.

Trường Dục Thanh được xây dựng cuối năm 1907 do ông Nguyễn Trọng Lội và Nguyễn Quý Anh là hai người con của nhà thơ, nhà văn yêu nước Nguyễn Thông khởi xướng. Đây là trường tư thục có nội dung giảng dạy tiến bộ ở tỉnh Bình Thuận lúc bấy giờ.

Trường Dục Thanh, nơi thầy giáo Nguyễn Tất Thành (Tên gọi của Bác Hồ lúc 20 tuổi) dạy học năm 1910, trước khi vào Sài Gòn ra nước ngoài tìm đường cứu nước

Nhà Ngư, nơi nội trú của thầy giáo và học trò Trường Dục Thanh

Ngọa Du sào, nơi thầy giáo Nguyễn tất Thành thường đọc sách, báo, tài liệu trong thời gian dạy học tại Trường Dục Thanh

Cây khế, được thầy giáo Nguyễn Tất Thành chăm sóc trong thời gian Người dạy học tại Trường Dục Thanh

 

Giếng nước, thầy giáo Nguyễn Tất Thành thường múc nước sinh hoạt và tưới cây khi Người dạy học tại Trường Dục Thanh

Năm 1910, trên đường tìm phương cứu nước, thầy giáo Nguyễn Tất Thành (sau này là Chủ tịch Hồ Chí Minh) đã dừng chân dạy học tại đây. Tháng 02 năm 1911 thầy giáo Nguyễn Tất Thành đã rời trường Dục Thanh vào Sài Gòn lên tàu vượt đại dương đi tìm đường cứu nước. Do nhiều lý do của lịch sử trường Dục Thanh đã đóng cửa vào năm 1912. Năm 1978 - 1980 trường Dục Thanh đã được trùng tu, tôn tạo lại nguyên gốc như trước. Bên cạnh trường là nhà trưng bày về cuộc đời và sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu được xây dựng và khánh thành vào năm 1986. Khu di tích Dục Thanh được Bộ Văn hóa Thông tin xếp hạng di tích cấp Quốc gia tại Quyết định số 235/QĐ/VH ngày 12 tháng 12 năm 1986.

Bảo tàng Hồ Chí Minh - chi nhánh Bình Thuận

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tháng hiện tại: 1
  • Tổng lượt truy cập: 1
Đăng nhập
ipv6 ready Chung nhan Tin Nhiem Mang