Tăng cường các biện pháp phòng, chống bệnh dại động vật
Lượt xem: 2471

(binhthuan.gov.vn) Từ đầu năm 2023 đến nay, tỉnh Bình Thuận không có ca tử vong do bệnh dại trên người; tuy nhiên, số người bị chó, mèo cào cắn là 2.150 người. Qua công tác giám sát trên đàn chó, tại thành phố Phan Thiết có 1 trường hợp chó mắc bệnh dại. Do đó, để hạn chế số người bị chó, mèo cắn trên địa bàn tỉnh, trong thời gian tới UBND các huyện, thị xã, thành phố và các Sở, ngành có liên quan sẽ tập trung thực hiện các biện pháp phòng, chống bệnh dại động vật.

Theo đó, UBND các huyện, thị xã, thành phố chỉ đạo UBND các xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh thường xuyên đôn đốc, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về phòng, chống bệnh dại trên động vật. Tăng cường áp dụng các chế tài xử lý vi phạm quy định về nuôi chó, mèo và tiêm phòng vắc xin dại cho chó, mèo.

Tổ chức thống kê chính xác số hộ nuôi chó, mèo ở từng khu dân cư, lập sổ theo dõi hộ nuôi chó, mèo và số chó, mèo nuôi trong từng hộ gia đình nhằm hỗ trợ công tác tiêm phòng vắc xin dại triệt để trên đàn chó, mèo phấn đấu quản lý được 70% số hộ nuôi chó, mèo và số chó, mèo nuôi trong giai đoạn 2022 - 2025 và trên 90% trong giai đoạn 2026 - 2030; yêu cầu các hộ nuôi chó, mèo cam kết thực hiện nghiêm túc việc khai báo, đăng ký chó, mèo nuôi, chấp hành việc xích, nhốt và tiêm phòng vắc xin dại cho chó, mèo nuôi theo đúng quy định. Chủ động phối hợp với cơ quan quản lý thú y ở địa phương tổ chức thực hiện tiêm phòng vắc xin dại cho đàn chó, mèo nuôi, bảo đảm tỷ lệ tiêm phòng vắc xin dại đạt 70% tổng đàn chó, mèo nuôi trong giai đoạn 2022 - 2025 và 80% trong giai đoạn 2026 – 2030.

Đồng thời, tăng cường thông tin, tuyên truyền cho nhân dân biết về tính chất nguy hiểm của bệnh dại, nguy cơ dịch bệnh phát sinh, lây lan và các biện pháp phòng, chống dịch bệnh, từ đó nâng cao trách nhiệm của người nuôi chó, mèo đối với cộng đồng và nhận thức của người dân để tích cực tham gia phòng, chống bệnh dại tại cộng đồng và quản lý chó, mèo nuôi; khuyến khích cộng đồng dân cư tham gia giám sát, phát hiện và thông báo cho chính quyền xã, phường, thị trấn, cơ quan quản lý thú y về các trường hợp chó, mèo, động vật nghi mắc bệnh dại để kịp thời xử lý. Tổ chức xây dựng vùng an toàn dịch bệnh dại, đặc biệt tại những khu du lịch, khu vực thành phố, thị xã, khu đông dân cư.

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ đạo Chi cục Chăn nuôi và Thú y tăng cường phối hợp với Sở Y tế trong công tác giám sát và xử lý ổ dịch dại trên động vật, kịp thời chia sẻ thông tin để Sở Y tế chủ động phòng chống lây nhiễm sang người. Hướng dẫn các địa phương trong xây dựng kế hoạch để chủ động phòng, chống bệnh dại; tổ chức thực hiện các giải pháp kỹ thuật nhằm nhanh chóng kiểm soát và tiến tới loại trừ bệnh dại trên động vật.

Nguyễn Phương

Video tuyên truyền
  • Năm du lịch quốc gia Bình Thuận 2023
  • Bãi biển lagi ở Bình Thuận rất đẹp
  • Top 10 địa điểm du lịch nổi tiếng Phan Thiết
  • Bình Thuận Nông thôn mới 12-9-2019
  • Buổi sáng nơi Cảng cá Cồn Chà Bình Thuận
  • Đảm bảo hoạt động kinh tế và đời sống tại Bình Thuận phát triển ổn định
  • Phóng Sự Làng Chài Mũi Né
  • Khu du lịch Biển Đá Vàng
  • Du lịch Tà Cú - Bình Thuận
  • Mũi Kê Gà - Phan Thiết đẹp bất ngờ
1 2 
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tháng hiện tại: 1
  • Tổng lượt truy cập: 1