Tỉnh Bình Thuận có 4 sản phẩm OCOP được đề xuất xác lập kỷ lục TOP–BEST

(binhthuan.gov.vn) Thực hiện chỉ đạo của UBND tỉnh, Sở Khoa học và Công nghệ đã phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Công Thương rà soát các sản phẩm OCOP
của tỉnh bán chạy trên thị trường Việt Nam. Qua rà soát, các Sở ngành cùng thống nhất đề cử 4 sản phẩm
OCOP của tỉnh (đều đạt chất lượng 4 sao) tham gia
chương trình “Hành trình tìm kiếm và quảng bá TOP-BEST các sản
phẩm OCOP bán chạy trên thị trường Việt Nam của 63 tỉnh thành.
Theo đó, ngày
15/02/2023 Sở
Khoa học và Công nghệ Bình Thuận đã chính
thức có văn bản đề nghị Viện Kỷ lục Việt Nam xem xét, ghi nhận xác lập
TOP–BEST 4 sản phẩm của tỉnh bán chạy trên thị trường Việt Nam (2022 - 2023). Các sản phẩm OCOP của
tỉnh được đề nghị gồm rượu vang thanh long của Hợp tác xã thanh long Hàm Đức, huyện Hàm Thuận Bắc; cá mai sấy Thái, mực rim me của Công ty TNHH Thương mại Chế biến hải sản Đầm
Sen, thành
phố Phan Thiết và nước ép thanh long Bảo Long của cơ sở sản xuất- thương mại - dịch vụ Bảo Long, thị trấn Phú Long, huyện Hàm Thuận Bắc.
Trước đó, năm 2022, Hợp tác xã thanh long Hàm Đức đạt tổng doanh thu tại thị trường
trong nước là 701,5 triệu đồng từ sản phẩm rượu thanh long và 773,5 triệu đồng
từ quả thanh long. Sản phẩm cá mai sấy Thái có số lượng tiêu thụ trên 16.420 kg, thị trường tiêu thụ nhiều nhất là Công ty Trí Hải.
Sản phẩm mực rim me số lượng tiêu thụ 27.222 kg, được tiêu thụ
nhiều nhất tại hệ thống siêu thị Big C. Cơ sở sản xuất - thương mại
- dịch vụ
Bảo Long đã bán ra thị trường 90.000 chai nước ép, tương đương 45.000 lít.


Các sản
phẩm OCOP của tỉnh được đề xuất
xác lập kỷ lục bán chạy trên thị trường Việt Nam
Viện Kỷ lục Việt Nam là đơn vị trực thuộc Trung ương Hội Kỷ lục gia Việt
Nam. Năm 2022, Viện Kỷ lục Việt Nam được sự bảo trợ của Tổ chức Kỷ lục Việt Nam
và tiếp nhận bản quyền của Viện BEST Thế giới để triển khai Hành trình tìm kiếm
và quảng bá TOP-BEST các sản phẩm đạt chứng nhận OCOP bán chạy trên thị trường
Việt Nam của 63 tỉnh thành (2022 - 2023). Đây là hành trình hỗ trợ các đơn vị, chủ thể, doanh
nghiệp, các cơ quan đoàn thể nhằm tìm kiếm, ghi nhận, quảng bá và tôn vinh
những sản phẩm đem lại giá trị kinh tế cao cũng như những thành quả mà
các đơn vị đã đạt được trên chặng đường hình thành và phát triển của mình.
Mục đích của hành trình này nhằm giúp địa phương cũng như doanh nghiệp khơi
dậy tiềm năng, thế mạnh về vùng nguyên liệu và sử dụng lao động địa phương, đặc
biệt là các sản phẩm đặc sản của vùng miền. Từ đó, giúp các đơn vị thấy được lợi thế, cơ hội để phát triển
và khai thác giá trị sản phẩm gắn với nét văn hóa truyền thống và điều kiện tự
nhiên, góp phần chuyển đổi sản xuất theo hướng tăng quy mô gắn với chuỗi giá
trị, nâng cao thu nhập cho người lao động địa phương.
Nguyễn
Phương