Triển khai Chương trình “xây dựng mô hình công dân học tập” giai đoạn 2021-2030 trên địa bàn huyện
Lượt xem: 2989

(binhthuan.gov.vn) Sáng ngày 29/11/2022, tại phòng họp Huyện ủy Hàm Thuận Nam, UBND huyện tổ chức Hội nghị tập huấn triển khai Chương trình “xây dựng mô hình công dân học tập” giai đoạn 2021-2030. Thành phần tham dự đại diện lãnh đạo UBND huyện, Ủy ban Mặt trận TQVN huyện, Ban Tuyên giáo Huyện ủy, các phòng, ban, ngành: Văn phòng Huyện ủy, Văn phòng HĐND&UBND, Giáo dục và Đào tào, Tài chính – Kế hoạch, Nội vụ, Lao động Thương binh và Xã hội, Tư pháp, Văn hóa Thông tin, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Kinh tế hạ tầng, Tài nguyên và Môi trường, Hội Liên Phụ nữ, Hội Nông dân, Hội Cựu chiến binh, Liên đoàn Lao động, Huyện đoàn, Hội Khuyến học, Ban Quản lý dự án – Đầu tư xây dựng, Trung tâm phát triển Quỹ đất, Trung tâm dịch vụ - Kỹ thuật nông nghiệp, Hội Chữ thập đỏ, Trung tâm Văn hóa thể thao và thông tin, Trung tâm GDNN&GDTX, Ban đại diện Hội người cao tuổi, Ban Quản lý Công trình công cộng, Trường THPT Hàm Thuận Nam, Trường THPT Lương Thế Vinh và Phó Chủ tịch UBND các xã, thị trấn, Chủ tịch Hội khuyến học các xã, thị trấn.

Bà Mai Thị Ngọc Ảnh - Huyện ủy viên – Phó Chủ tịch UBND huyện phát biểu chỉ đạo

Trong thời gian qua, phong trào khuyến học, khuyến tài của huyện đã đạt được một số kết quả đáng ghi nhận. Nhân dân trong huyện đều tích cực hưởng ứng chủ trương xây dựng xã hội học tập của Đảng và Nhà nước, phấn khởi tiếp nhận và thực hiện tốt những nhiệm vụ được giao. Công tác khuyến học, khuyến tài không những được triển khai sâu rộng mà còn từng bước phát triển và lan tỏa rộng rãi hơn. Công tác phát triển hội viên mới được đẩy mạnh, quỹ khuyến học của huyện đã góp phần, duy trì phong trào học tập trong các trường phổ thông ở các địa phương, giúp học sinh có hoàn cảnh khó khăn được tiếp tục đến trường, góp phần thực hiện xóa mù chữ, phổ cập giáo dục đúng độ tuổi, động viên học sinh, sinh viên nỗ lực học tập đạt thành tích cao. Tuy nhiên bên cạnh đó, công tác khuyến học, khuyến tài vẫn còn một số tồn tại hạn chế như: Chất lượng hoạt động một số tổ chức hội có nơi, có lúc còn những mặt hạn chế chưa đáp ứng yêu cầu, công tác tuyên truyền về học tập suốt đời mới đạt chiều rộng, chưa có chiều sâu, đặc biệt là ở vùng sâu, vùng xa và những địa bàn còn nhiều khó khăn. Trình độ nhận thức của người dân chưa đồng đều về khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập. Do vậy, một số địa phương chưa hoàn thành mục tiêu xây dựng các mô hình học tập.Tại buổi hội nghị tập huấn lần này UBND huyện đặt ra các nhiệm vụ và mục tiêu cụ thể như sau:

Nhiệm vụ: Đẩy mạnh công tác tuyên truyền về mô hình “Công dân học tập” bằng hình thức phù hợp trong các cơ quan, tổ chức, các cơ sở giáo dục, cơ sở giáo dục nghề nghiệp, các doanh nghiệp, lực lượng vũ trang, các địa phương; Phát động phong trào thi đua học tập suốt đời, xây dựng mô hình “Công dân học tập”; Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong tổ chức các hoạt động học tập suốt đời, xây dựng mô hình công dân học tập; Tuyên truyền, phổ biến, tập huấn nâng cao hiểu biết cho cán bộ hội, hội viên khuyến học và người dân về các nhiệm vụ khuyến học, khuyến tài, xây dựng các mô hình học tập, nhằm tạo sự chuyển biến về chất việc ứng dụng công nghệ thông tin trong triển khai thực hiện hiệu quả Chương trình và đẩy mạnh công tác khuyến học, khuyến tài trong toàn huyện. Triển khai công tác tập huấn, sơ kết, tổng kết, đánh giá việc xây dựng mô hình “Công dân học tập”cho những đối tượng trong các lĩnh vực hoạt động khác nhau, phù hợp với trình độ học vấn và đặc điểm nghề nghiệp của họ; Huy động nguồn lực xã hội hóa nhằm tăng cường sự đóng góp của cộng đồng trong việc thúc đẩy phong trào học tập suốt đời, nhân rộng mô hình “Công dân học tập”, góp phần xây dựng xã hội học tập.

Mục tiêu: Phấn đấu đến năm 2025: 100% cán bộ, hội viên Hội Khuyến học Việt Nam được học tập quán triệt các tiêu chí xây dựng mô hình “Công dân học tập”; 40% người lớn trong gia đình học tập, dòng họ học tập, cộng đồng học tập (thôn, bản, tổ dân phố và tương đương), 60% cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong đơn vị học tập cấp xã, cấp huyện, cấp tỉnh và ở cơ quan trung ương đạt danh hiệu “Công dân học tập”; 70% những người đạt danh hiệu “Công dân học tập” đều phải có những kỹ năng số và đáp ứng yêu cầu công việc theo quy định của Chương trình chuyển đổi số quốc gia; trong đó 60% thành thạo kỹ năng số để tự cập nhật thông tin về tiêu chí đánh giá “Công dân học tập” trên môi trường số hóa.

Phấn đấu đến năm 2030: Tiếp tục quán triệt đến toàn thể cán bộ, hội viên Hội Khuyến học Việt Nam để hiểu rõ và triển khai hiệu quả các tiêu chí xây dựng mô hình “Công dân học tập”; 60% người lớn trong gia đình học tập, dòng họ học tập, cộng đồng học tập (thôn, bản, tổ dân phố và tương đương), 80% cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong đơn vị học tập cấp xã, cấp huyện, cấp tỉnh và ở cơ quan trung ương đạt danh hiệu “Công dân học tập”; 90% những người đạt danh hiệu “Công dân học tập” đều phải có những kỹ năng số và đáp ứng yêu cầu công việc theo quy định của Chương trình chuyển đổi số quốc gia; trong đó 80% thành thạo kỹ năng số để tự cập nhật thông tin về tiêu chí đánh giá “Công dân học tập” trên môi trường số hóa.

                                                          Khánh Vĩnh

Video tuyên truyền
  • Năm du lịch quốc gia Bình Thuận 2023
  • Bãi biển lagi ở Bình Thuận rất đẹp
  • Top 10 địa điểm du lịch nổi tiếng Phan Thiết
  • Bình Thuận Nông thôn mới 12-9-2019
  • Buổi sáng nơi Cảng cá Cồn Chà Bình Thuận
  • Đảm bảo hoạt động kinh tế và đời sống tại Bình Thuận phát triển ổn định
  • Phóng Sự Làng Chài Mũi Né
  • Khu du lịch Biển Đá Vàng
  • Du lịch Tà Cú - Bình Thuận
  • Mũi Kê Gà - Phan Thiết đẹp bất ngờ
1 2 
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tháng hiện tại: 1
  • Tổng lượt truy cập: 1