Tiếp tục tăng cường chuyển đổi số, cải cách hành chính và ứng dụng công nghệ thông tin trong giáo dục và đào tạo
(binhthuan.gov.vn) Theo Sở Giáo dục
và Đào tạo (GD&ĐT), hiện tại chuyển đổi số trong giáo dục được ứng dụng dưới
3 hình thức chính là ứng dụng công nghệ trong phương pháp giảng dạy, ứng dụng
công nghệ trong quản lý, ứng dụng công nghệ trong lớp học. Thời gian qua, công
tác truyền thông về chuyển đổi số được các cơ sở giáo dục trong tỉnh chú trọng
triển khai thực hiện như: Thành lập Ban Chỉ đạo chuyển đổi số của đơn vị; thành
lập các chuyên mục tuyên truyền nâng cao nhận thức về chuyển đổi số, ngày chuyển
đổi số quốc gia... trên cổng thông tin điện tử của đơn vị...
Bên cạnh đó, hiện Sở
GD&ĐT đã và đang triển khai đồng thời hai phần mềm quản lý giáo dục đó là
phần mềm cơ sở dữ liệu ngành của Bộ GD&ĐT và phần mềm quản lý giáo dục
VnEdu của Tập đoàn Bưu chính Viễn thông VNPT đến tất cả các đơn vị giáo dục từ
bậc mầm non đến cấp phổ thông, GDTX trên địa bàn tỉnh. Ngoài ra, Sở
GD&ĐT đang triển khai sử dụng phần mềm tập huấn để bồi dưỡng thường xuyên
giáo viên hàng năm. Đồng thời, đang sử dụng phần mềm TEMIS để đánh giá chuẩn
nghề nghiệp giáo viên hàng năm, phần mềm này liên thông với phần mềm bồi dưỡng
thường xuyên, tập huấn mô đun của giáo viên. Đối với hồ sơ sổ sách quản trị nhà
trường và của cá nhân giáo viên, Sở GD&ĐT đã có hướng dẫn cụ thể để các đơn
vị số hóa hồ sơ. Kết quả, 100% các trường quản lý học sinh trên hồ sơ điện tử;
hồ sơ giáo viên bao gồm kế hoạch dạy học, sổ theo dõi đánh giá học sinh, kế hoạch
giáo dục… đều đã được quản lý trên môi trường mạng.
Đặc biệt, để áp dụng,
nhân rộng các giải pháp, sáng kiến nhằm thực hiện tốt công tác chuyển đổi số
trong toàn ngành, cải thiện chỉ số CCHC của Sở GD&ĐT, góp phần nâng cao
năng lực cạnh tranh, sự hài lòng của người dân, doanh nghiệp và cải thiện các
chỉ số PAR, SIPAS, PAPI, PCI của tỉnh Bình Thuận trong năm 2024, trong
thời gian qua, cơ quan Sở GD&ĐT đã đăng ký xây dựng và triển khai các sáng
kiến về CCHC; thường xuyên cập nhật, đưa tin, bài về thực hiện công tác CCHC
trên trang thông tin điện tử của cơ quan Sở và mỗi đơn vị trực thuộc…
Theo Sở GD&ĐT,
bên cạnh những kết quả đạt được việc ứng dụng chuyển đổi số, CCHC trong giáo dục
còn nhiều khó khăn, vướng mắc, cụ thể: Chưa xây dựng được cơ sở dữ liệu riêng
cho ngành giáo dục tỉnh nhà mà đang dùng chung cơ sở dữ liệu ngành của Bộ
GD&ĐT cung cấp và hệ thống của Tập đoàn VNPT; việc khắc phục hạ tầng viễn
thông cho các cơ sở giáo dục chưa được thực hiện…
Thời gian tới, Sở
GD&ĐT sẽ tiếp tục tăng cường chuyển đổi số, CCHC và ứng dụng công nghệ
thông tin trong GD&ĐT; tăng cường các điều kiện đảm bảo cơ sở vật chất và kỹ
năng ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy - học trực tuyến và trong công tác
kiểm tra, đánh giá chất lượng giáo dục; tổ chức nhiều đợt hướng dẫn, nâng cao kỹ
năng nghiệp vụ trong ứng dụng công nghệ số cho tất cả những người làm công tác
giảng dạy...
Phạm Huệ