Hỗ trợ doanh nghiệp ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số
Lượt xem: 358

(binhthuan.gov.vn) Để triển khai thực hiện Đề án “Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong hoạt động xúc tiến thương mại giai đoạn 2021 – 2030”; trong thời gian qua tỉnh ta đã tổ chức nhiều lớp bồi dưỡng kiến thức về thương mại điện tử và chuyển đổi số cho các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp, hộ sản xuất nông nghiệp, người dân nông thôn trên địa bàn tỉnh; qua đó, từng bước góp phần nâng cao nhận thức về chuyển đổi số trong cộng đồng doanh nghiệp và sử dụng những thành tựu của công nghệ để nâng cao khả năng thích ứng của doanh nghiệp trong cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0.

 

Theo đó, các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp, hộ sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh được hướng dẫn, hỗ trợ đưa các sản phẩm OCOP và sản phẩm đặc trưng của địa phương lên sàn thương mại điện tử của Bưu điện tỉnh và Bưu chính Viettel; hướng dẫn đăng ký và sử dụng chữ ký số cá nhân; hướng dẫn kích hoạt tài khoản định danh điện tử mức 2 và sử dụng tài khoản định danh điện tử mức 2 thực hiện dịch vụ công trực tuyến; hướng dẫn sử dụng Cổng Dịch vụ công tỉnh để nộp hồ sơ, tra cứu, thanh toán, sử dụng chữ ký số, trả hồ sơ qua dịch vụ bưu chính công ích; hướng dẫn các ứng dụng thanh toán không dùng tiền mặt; giới thiệu giải pháp chuyển đổi số nền tảng nông nghiệp thông minh, hệ thống truy xuất nguồn gốc sản phẩm.

 

Trong năm 2023, toàn tỉnh đã có 20 cơ sở có sản phẩm OCOP của tỉnh, sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu và các sản phẩm đặc trưng của tỉnh được tham gia Đề án “Giải pháp truy xuất nguồn gốc điện tử cho các sản phẩm OCOP Bình Thuận, sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu và đặc trưng thế mạnh tỉnh Bình Thuận”; có 110 sản phẩm của các cơ sở được tạo mã QR. Thông qua việc quét mã QR được in trên nhãn, người tiêu dùng sẽ truy xuất được thông tin của sản phẩm về quy trình, nguồn gốc nguyên liệu, giá thành…

 

Hiện nay, các cơ quan chức năng của tỉnh đang triển khai nâng cấp sàn thương mại điện tử Bình Thuận nhằm tăng tiện ích sử dụng và gắn kết với các sàn thương mại điện tử đang có; đồng thời, đăng ký với Cục Thương mại điện tử và kinh tế số thuộc Bộ Công thương để tham gia kết nối sàn thương mại điện tử địa phương với sàn hợp nhất sanviet.vn. Đến nay, sàn thương mại điện tử Bình Thuận đã có 56 doanh nghiệp và 181 sản phẩm/dịch vụ; triển khai sàn thương mại điện tử Vỏ sò và Postmart với hơn 5.804 tài khoản của người bán, 76 sản phẩm OCOP đăng bán trên sàn. Bên cạnh đó, có 32 doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh được hỗ trợ kết nối giao thương với sàn thương mại điện tử Tiki.

 

Tiếp tục hỗ trợ đưa các sản phẩm của doanh nghiệp tham gia bán hàng trên sàn thương mại điện tử trong và ngoài nước, chuyển hình thức mua bán truyền thống sang trực tuyến nhằm quảng bá hình ảnh, thương hiệu, sản phẩm và giúp nhà sản xuất đến gần hơn với người tiêu dùng và các nhà phân phối trong bối cảnh hội nhập hiện nay; đưa các sản phẩm của tỉnh tham gia giao dịch tại các sàn thương mại điện tử lớn như Shopee, Lazada, Sendo, Voso, sàn thương mại điện tử tỉnh Thái Nguyên... Thực hiện kết nối với sàn thương mại điện tử Tiki (thị trường nội địa) và sàn thương mại điện tử Alibaba (thương mại điện tử xuyên biên giới).

 

Việc ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong hoạt động xúc tiến thương mại là hướng đi tất yếu hiện nay đối với các tổ chức và doanh nghiệp nhằm tận dụng những cơ hội mở rộng thị trường, khai thác có hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh.

 

Nguyễn Phương

 

Video tuyên truyền
  • Năm du lịch quốc gia Bình Thuận 2023
  • Bãi biển lagi ở Bình Thuận rất đẹp
  • Top 10 địa điểm du lịch nổi tiếng Phan Thiết
  • Bình Thuận Nông thôn mới 12-9-2019
  • Buổi sáng nơi Cảng cá Cồn Chà Bình Thuận
  • Đảm bảo hoạt động kinh tế và đời sống tại Bình Thuận phát triển ổn định
  • Phóng Sự Làng Chài Mũi Né
  • Khu du lịch Biển Đá Vàng
  • Du lịch Tà Cú - Bình Thuận
  • Mũi Kê Gà - Phan Thiết đẹp bất ngờ
1 2 
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tháng hiện tại: 1
  • Tổng lượt truy cập: 1