Trưng bày “Triển lãm Di sản văn hóa Chăm Bình Thuận – Linga vàng bảo vật Quốc gia, thế kỷ VIII – IX”
Lượt xem: 301

(binhthuan.gov.vn) Từ ngày 01 – 06/10, tại tháp Pô Sah Inư, Bảo tàng tỉnh sẽ bố trí gian trưng bày về “Triển lãm Di sản văn hóa Chăm Bình Thuận – Linga vàng bảo vật Quốc gia, thế kỷ VIII – IX”. Đây là hoạt động nhằm phục vụ cho Lễ công bố Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc công nhận bảo vật quốc gia (đợt 12) gắn với khai mạc Lễ hội Katê năm 2024 diễn ra tại di tích tháp Pô Sah Inư vào sáng ngày 02/10.

Theo đó, gian trưng bày được bố trí thành các phần như: Quá trình khai quật một số đền, tháp Chăm; hình ảnh khai quật tại tháp Pô Dam phát hiện Linga vàng; giới thiệu Bảo vật Quốc gia Linga vàng; hiện vật Chăm Bình Thuận tiêu biểu. Ngoài ra, còn có 30 hiện vật tiêu biểu phát hiện trong các đợt khai quật khảo cổ do người dân làm vườn tình cờ phát hiện; các món bánh truyền thống được làm trong các dịp lễ, tết…

Được biết, Bình Thuận hiện có 4 di sản văn hóa được đưa vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia. Trong đó có 2 di sản văn hóa của đồng bào Chăm là Lễ hội của đồng bào Chăm theo đạo Bàlamôn và nghề làm gốm ở thôn Bình Đức, xã Phan Hiệp. Việc bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hóa Chăm luôn được địa phương quan tâm, góp phần làm phong phú, đa dạng nền văn hóa của tỉnh nói riêng và Việt Nam nói chung, thúc đẩy hoạt động du lịch. Đặc biệt, trong đợt công nhận bảo vật quốc gia - đợt 12, năm 2023, Bình Thuận có 1 bảo vật liên quan đến di sản văn hóa Chăm. Đó là Linga vàng được phát hiện trong đợt khai quật khảo cổ tại tháp Pô Dam (xã Phú Lạc, huyện Tuy Phong) vào năm 2013.

Thông qua việc giám định, các nhà khoa học khẳng định đây là Linga bằng vàng ròng có niên đại vào khoảng thế kỷ thứ VIII – cùng niên đại xây dựng nhóm tháp Pô Dam. So với những Linga bằng vàng phát hiện trong di tích Chămpa hay văn hóa Óc Eo thì Linga bằng vàng ở Pô Dam có kích thước, khối lượng và hàm lượng vàng lớn hơn nhiều lần. Tuy nhiên, giá trị chính của Linga ở Pô Dam không nằm ở chỗ 78,3630g vàng ròng mà nằm ở cấu trúc của Linga, xuất xứ, niên đại, tính hiếm và nghệ thuật chế tác thủ công. Hiện UBND tỉnh đã ban hành kế hoạch quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị bảo vật quốc gia này.

Thông qua trưng bày triển lãm này sẽ góp phần nâng cao nhận thức, hành động của Nhân dân trong việc gìn giữ, bảo tồn di sản văn văn hóa nói chung, bảo vật quốc gia nói riêng, cũng như đáp ứng nhu cầu hưởng thụ văn hóa của Nhân dân và du khách.

Phạm Huệ

 

 

Video tuyên truyền
  • Hướng dẫn nộp hồ sơ Lý lịch tư pháp trên ứng dụng định danh và xác thực điện tử VNeID của Bộ Công an
  • Năm du lịch quốc gia Bình Thuận 2023
  • Bãi biển lagi ở Bình Thuận rất đẹp
  • Top 10 địa điểm du lịch nổi tiếng Phan Thiết
  • Bình Thuận Nông thôn mới 12-9-2019
  • Buổi sáng nơi Cảng cá Cồn Chà Bình Thuận
  • Đảm bảo hoạt động kinh tế và đời sống tại Bình Thuận phát triển ổn định
  • Phóng Sự Làng Chài Mũi Né
  • Khu du lịch Biển Đá Vàng
  • Du lịch Tà Cú - Bình Thuận
1 2 
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tháng hiện tại: 1
  • Tổng lượt truy cập: 1