Hiệu quả từ việc thực hiện mô hình kinh tế tuần hoàn
Lượt xem: 5402

(binhthuan.gov.vn) Kinh tế tuần hoàn là cách tiếp cận phát triển kinh tế mới dựa trên nguyên lý động lực học và định luật bảo toàn vật chất và năng lượng, hướng tới việc kết nối điểm cuối của quá trình ấy trở lại với điểm đầu, thậm chí khôi phục và tái tạo các vật chất ở cuối mỗi vòng khai thác, sản xuất, phân phối và tiêu dùng, giữ cho vật chất được sử dụng lâu nhất có thể.

Trong thời gian qua, Trung tâm Thông tin và ứng dụng tiến bộ Khoa học công nghệ tỉnh đã đưa các ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào phục vụ sản xuất, đời sống của người dân. Theo đó, Trung tâm đã nghiên cứu, ứng dụng thành công là mô hình kinh tế tuần hoàn “Tái sử dụng nguồn nguyên liệu tạo ra chuỗi sản phẩm nấm, rau mầm và phân hữu cơ góp phần tăng hiệu quả kinh tế, thân thiện môi trường”.

Mô hình ban đầu là trồng nấm linh chi hoặc nấm bào ngư… vừa tạo hiệu quả kinh tế vừa tận dụng nguồn mùn cưa thải để làm nguồn nguyên liệu đầu vào tạo ra nhiều sản phẩm tiếp theo.

               Trồng nấm bào ngư

Sau khi kết thúc đợt trồng nấm linh chi hoặc nấm bào ngư, tận dụng nguồn mùn cưa sau trồng nấm để trồng nấm rơm. Theo các tài liệu nghiên cứu thì nguồn mùn cưa sau trồng các loại nấm khác được sử dụng để trồng nấm rơm thì năng suất cao hơn 5-7% so với trồng nấm rơm trên rơm. Điều này có ý nghĩa kinh tế rất lớn vì không phải tốn chi phí mua nguyên liệu mà năng suất còn cao hơn trên rơm là nguyên liệu truyền thống trồng nấm rơm.

 Trồng nấm rơm

Kết thúc đợt trồng nấm rơm, Trung tâm tiếp tục tái sử dụng nguyên liệu này để trồng rau mầm. Nguồn nguyên liệu này hoàn toàn thích hợp cho trồng rau mầm vì sau khi trồng 2 loại nấm trên, nguyên liệu đã gần như bão hòa nước, giữ ẩm rất tốt. Việc tái sử dụng nguồn mùn cưa thải để trồng rau mầm sẽ tiết kiệm đáng kể chi phí nguyên liệu.


Trồng rau mầm

Sau khi kết thúc đợt trồng rau mầm, tận dụng triệt để nguồn nguyên liệu để sản xuất phân hữu cơ. Nguồn nguyên liệu này được phối trộn chung với phân bò, tro trấu,… sau đó ủ chung với men vi sinh, sau khoảng 1 tháng sẽ tạo thành phân hữu cơ. Nguồn phân hữu cơ này tiếp tục được sử dụng trong trồng trọt sẽ tiết kiệm đáng kể chi phí đầu vào trong sản xuất nông nghiệp. Sau khi kết thúc vụ trồng trọt, các phế thải nông nghiệp tiếp tục được sử dụng để trồng nấm.

Như vậy, từ mùn cưa thải sau trồng nấm, nguyên liệu được tái sử dụng nhiều lần để cho ra các sản phẩm khác nhau, sau đó phế phụ phẩm từ trồng trọt lại trở thành nguồn nguyên liệu trồng nấm. Có thể khẳng định rằng mô hình tái sử dụng nguồn nguyên liệu tạo ra chuỗi sản phẩm nấm, rau mầm và phân hữu cơ góp phần tăng hiệu quả kinh tế, thân thiện môi trường - là mô hình kinh tế tuần hoàn, đang được khuyến khích phát triển hiện nay.

Hiệu quả từ việc ứng dụng mô hình kinh tế tuần hoàn trên cho thấy, chi phí nguyên liệu chiếm khoản 50-60% chi phí đầu vào trong sản xuất nông nghiệp. Do đó, việc tái sử dụng nguyên liệu trong sản xuất đã tiết kiệm đáng kể chi phí sản xuất, điều này có ý nghĩa rất lớn trong thành công hay thất bại của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, mô hình kinh tế tuần hoàn cũng mang lại nhiều hiệu quả xã hội như giải quyết công ăn việc làm cho người dân, góp phần giảm số người thất nghiệp; nâng cao đời sống cho người dân.

Việc sản xuất nấm và rau mầm đã tận thu nguồn nguyên liệu trong nông - lâm - công nghiệp để tạo ra sản phẩm có giá trị dinh dưỡng và kinh tế cao, tránh lãng phí nguồn tài nguyên, giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Đồng thời, phế thải sau khi thu hoạch nấm làm phân bón hữu cơ cho cây trồng, trả lại vật chất cho đất, tạo thành chu trình tuần hoàn khép kín, giúp ổn định hệ sinh thái, môi trường. Với mô hình kinh tế tuần hoàn này người dân đã thu lại lợi ích kép, vừa đạt hiệu quả kinh tế - xã hội, vừa bảo vệ môi trường góp phần xây dựng nền nông nghiệp hữu cơ bền vững.

Từ những kết quả đã đạt được, năm 2013, Trung tâm Thông tin và ứng dụng tiến bộ Khoa học công nghệ tỉnh đã phối hợp với phòng kinh tế và hạ tầng huyện Tánh Linh triển khai “Xây dựng mô hình liên kết trồng nấm linh chi, nấm rơm và sản xuất phân hữu cơ từ giá thể trồng nấm”; năm 2020, phối hợp với phòng kinh tế và hạ tầng huyện Tuy Phong triển khai “Xây dựng mô hình trồng nấm linh chi, nấm rơm và sản xuất phân hữu cơ từ giá thể trồng nấm”; năm 2022, phối hợp với phòng kinh tế và hạ tầng huyện Đức Linh triển khai “Xây dựng mô hình liên kết tạo chuỗi sản phẩm nấm bào ngư, rau mầm, phân hữu cơ từ giá thể trồng nấm”...

Nguyễn Phương

Video tuyên truyền
  • Năm du lịch quốc gia Bình Thuận 2023
  • Bãi biển lagi ở Bình Thuận rất đẹp
  • Top 10 địa điểm du lịch nổi tiếng Phan Thiết
  • Bình Thuận Nông thôn mới 12-9-2019
  • Buổi sáng nơi Cảng cá Cồn Chà Bình Thuận
  • Đảm bảo hoạt động kinh tế và đời sống tại Bình Thuận phát triển ổn định
  • Phóng Sự Làng Chài Mũi Né
  • Khu du lịch Biển Đá Vàng
  • Du lịch Tà Cú - Bình Thuận
  • Mũi Kê Gà - Phan Thiết đẹp bất ngờ
1 2 
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tháng hiện tại: 1
  • Tổng lượt truy cập: 1