Một tàu cá bị mắc cạn, sóng đánh vỡ, chìm tại cửa biển La Gi
Lượt xem: 577

(binhthuan.gov.vn) Do ảnh hưởng của gió mạnh trên biển, một tàu cá của Bình Thuận đã bị mắc cạn, sóng đánh vỡ, chìm tại chỗ ở cửa biển La Gi. Đến sáng nay (15/7), gia đình vẫn đang thuê người dò tìm máy và lưới, ước thiệt hại 200 triệu đồng.

Theo thông tin từ Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh, vào khoảng 19 giờ ngày 12/7, tàu cá BTh 80561 TS, dài 8,8 m, công suất 20 CV, hành nghề lưới, gồm 3 lao động. Chủ tàu kiêm thuyền trưởng là ông Đào Ngọc Phụng (SN 1983, thường trú tại KP 7, phường Bình Tân, thị xã La Gi). Tàu xuất bến từ cửa biển La Gi, bị mắc cạn, sóng đánh mạnh làm tàu cá bị lật, chìm tại chỗ, 3 lao động trên tàu bơi vào bờ an toàn. Hiện tàu cá bị sóng đánh vỡ, gia đình đang thuê người dò tìm máy và lưới.

Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh đã đề nghị Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh chỉ đạo Đồn Biên phòng Phước Lộc hỗ trợ gia đình bị thiệt hại trục vớt máy và ngư lưới cụ. Đồng thời, UBND và Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn thị xã La Gi kiểm tra, đánh giá, xác minh thiệt hại.

Liên quan đến tình hình thời tiết do ảnh hưởng áp thấp nhiệt đới (ATNĐ) trên biển Đông, Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh đã có công văn đề nghị các địa phương trong tỉnh và sở ngành liên quan chủ động ứng phó. Theo đó, đối với khu vực ven biển, các địa phương cần theo dõi chặt chẽ diễn biến của ATNĐ, quản lý chặt chẽ các phương tiện ra khơi. Tổ chức kiểm đếm, thông báo cho chủ các phương tiện, thuyền trưởng các tàu, thuyền đang hoạt động trên biển biết vị trí, hướng di chuyển và diễn biến của ATNĐ để chủ động phòng tránh, thoát ra hoặc không di chuyển vào khu vực nguy hiểm, đề phòng dông lốc cục bộ.

Đối với trên đất liền, các địa phương cần tổ chức lực lượng canh gác, kiểm soát, hỗ trợ, hướng dẫn bảo đảm giao thông an toàn cho người và phương tiện, nhất là tại các ngầm, tràn, khu vực ngập sâu, nước chảy xiết, khu vực đã xảy ra sạt lở hoặc có nguy cơ xảy ra sạt lở. Kiên quyết không cho người và phương tiện qua lại nếu không bảo đảm an toàn; không để xảy ra thiệt hại đáng tiếc về người do bất cẩn, chủ quan. Ngoài ra, cần theo dõi chặt chẽ các bản tin cảnh báo, dự báo, thông báo, hướng dẫn kịp thời, thường xuyên cho các cấp chính quyền, người dân để chủ động phòng tránh, giảm thiểu thiệt hại. Triển khai lực lượng xung kích kiểm tra, rà soát các khu dân cư ven sông, suối, khu vực thấp trũng, có nguy cơ cao xảy ra ngập lụt, lũ quét, sạt lở đất để chủ động khơi thông dòng chảy, tổ chức di dời, sơ tán người dân khi có tình huống xảy ra. Sẵn sàng lực lượng, phương tiện để cứu hộ, cứu nạn khi có yêu cầu…

Trước đó, theo bản tin của Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, lúc 13 giờ ngày 15/7, vị trí tâm ATNĐ ở vào khoảng 16,3 độ Vĩ Bắc; 109,1 độ Kinh Đông, trên vùng biển Quảng Trị đến Quảng Nam. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm ATNĐ mạnh cấp 6 (39 - 49 km/h), giật cấp 8; di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc với tốc độ khoảng 10-15 km/h.

TT Dân

Cùng chuyên mục
1 2 3 4 5  ... 
Video tuyên truyền
  • Hướng dẫn nộp hồ sơ Lý lịch tư pháp trên ứng dụng định danh và xác thực điện tử VNeID của Bộ Công an
  • Năm du lịch quốc gia Bình Thuận 2023
  • Bãi biển lagi ở Bình Thuận rất đẹp
  • Top 10 địa điểm du lịch nổi tiếng Phan Thiết
  • Bình Thuận Nông thôn mới 12-9-2019
  • Buổi sáng nơi Cảng cá Cồn Chà Bình Thuận
  • Đảm bảo hoạt động kinh tế và đời sống tại Bình Thuận phát triển ổn định
  • Phóng Sự Làng Chài Mũi Né
  • Khu du lịch Biển Đá Vàng
  • Du lịch Tà Cú - Bình Thuận
1 2 
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tháng hiện tại: 1
  • Tổng lượt truy cập: 1