(binhthuan.gov.vn) Xét đề nghị
của Sở Nông nghiệp và Môi trường về các giải pháp
để cải thiện chất lượng nước dưới đất tại
huyện Phú Quý, Chủ tịch UBND tỉnh đã có Công văn ý
kiến cụ thể như sau:
Giao Sở Nông nghiệp và Môi
trường: Chỉ
đạo Trung tâm Quan trắc tài nguyên và môi trường tiếp
tục thực hiện Đề án “Xây dựng, tổ chức vận hành
hệ thống quan trắc tài nguyên nước dưới đất đảo
Phú Quý - Bình Thuận” theo Quyết định số 2445/QĐ-UBND
ngày 05/10/2020 của UBND tỉnh về việc điều chỉnh Quyết
định số 130/QĐ-UBND ngày 11/01/2013 của UBND tỉnh; rà
soát, đề xuất kinh phí thực hiện công tác bơm thau rửa
các giếng quan trắc trình UBND tỉnh theo quy định.
Khẩn
trương triển khai thực hiện Dự án “Điều tra tổng
thể tài nguyên nước dưới đất đảo Phú Quý và đề
xuất giải pháp khai thác nước dưới đất đảo Phú
Quý” đã được UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định
số 1180/QĐ-UBND ngày 10/6/2024.
Giao
UBND huyện Phú Quý: Triển khai công tác tuyên truyền, phổ
biến, nâng cao nhận thức người dân về quy định pháp
luật về tài nguyên nước, tầm quan trọng của việc bảo
vệ nguồn nước dưới đất và công tác bảo vệ môi
trường; tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, đồng
thời xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân có hành vi gây
ô nhiễm nguồn nước trên địa bàn. Khuyến khích các cá
nhân, tổ chức sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có khai
thác, sử dụng nước và xả nước thải có giải pháp
sử dụng nước tuần hoàn, tiết kiệm, hiệu quả theo
đúng quy định.
Tăng
cường công tác kiểm tra, quản lý chặt chẽ việc khai
thác của các tổ chức, cá nhân được cấp giấy phép
khai thác nước dưới đất, không để xảy ra trường
hợp khai thác vượt lưu lượng, mực nước gây sụt,
lún, xâm nhập mặn; không để người dân khai thác nước
dưới đất khi chưa được cấp thẩm quyền cho phép.
Đẩy
mạnh trồng rừng, nâng cao độ che phủ, sử dụng hợp
lý tài nguyên đất nhằm điều hòa nguồn nước để
tăng lưu lượng nước thấm vào đất và có biện pháp
bảo vệ rừng để ngăn chặn xâm nhập mặn, bảo vệ
nguồn nước dưới đất.
Căn
cứ nguồn lực và mức độ ưu tiên quản lý, nghiên cứu
và đề xuất phương án xây dựng hệ thống mương, rãnh
bê tông thu gom nước mưa chảy tràn tại các khu vực đông
dân cư và xung quanh đảo dẫn về 02 hồ chứa (tại xã
Ngũ Phụng (12.406 m3)
và tại xã Long Hải (37.440 m3)
nhằm thu giữ nước mưa, hạn chế nước chảy ra biển
và có kế hoạch sử dụng nguồn nước này để cung cấp
nước cho người dân nhằm hạn chế khai thác nguồn nước
dưới đất. Đồng thời, nghiên cứu xây dựng thêm các
hồ chứa nước ngọt để tích trữ nước mưa, hạn chế
khai thác nước dưới đất, chuyển hướng sang khai thác
nước mặt; các cá nhân, tổ chức đào ao, hồ dự trữ
nước ngọt thuộc trường hợp phải đăng ký thì phải
thực hiện đúng theo quy định pháp luật về tài nguyên
nước (khoản 5 Điều 52 Luật Tài nguyên nước năm 2023
và Điều 8 Nghị định số 54/2024/NĐ-CP ngày 16/5/2024 của
Chính phủ).
Triển
khai các nhiệm vụ được UBND tỉnh giao tại mục 7 phần
IV của Kế hoạch xây dựng lộ trình bố trí quỹ đất
dành để đầu tư xây dựng hệ thống thu gom, xử lý
nước thải đối với đô thị, khu dân cư tập trung trên
địa bàn tỉnh đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035 ban
hành kèm theo Quyết định số 330/QĐ-UBND ngày 07/02/2022
của UBND tỉnh; trong đó khẩn trương triển khai đầu tư
xây dựng hệ thống thu gom và xử lý nước thải theo quy
hoạch xây dựng được duyệt và kế hoạch thực hiện
quy hoạch theo từng giai đoạn; khuyến khích hộ gia đình,
cá nhân đầu tư các công trình thu gom, xử lý nước thải
tại chỗ; đảm bảo nước thải của các cơ sở sản
xuất, kinh doanh, dịch vụ và các hộ gia đình,… phải
được thu gom, xử lý trước khi đấu nối vào hệ thống
xử lý nước thải tập trung hoặc thu gom, xử lý đáp
ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường trước khi xả vào
nguồn tiếp nhận theo quy định của pháp luật về bảo
vệ môi trường.
Triển
khai xây dựng mô hình xử lý nước thải sinh hoạt quy mô
hộ gia đình, cấp thôn trong thực hiện Chương trình mục
tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới sau khi Hội đồng
nhân dân tỉnh ban hành định mức hỗ trợ.
Nghiên
cứu và đề xuất phương án áp dụng công nghệ lọc
nước mặn thành nước ngọt nhằm đảm bảo nguồn nước
sạch, đáp ứng nhu cầu sinh hoạt và sản xuất của
người dân trên đảo, phù hợp với tình hình phát triển
kinh tế - xã hội của địa phương, đặc biệt trong bối
cảnh biến đổi khí hậu và tình trạng xâm nhập mặn
ngày càng gia tăng.
Xem
toàn bộ nội dung Công văn tại đây./.
Hữu
Tri