(binhthuan.gov.vn)
Từ đầu năm đến nay, Bình Thuận đã ghi nhận
09
ổ dịch bệnh dại trên động vật và 09 trường hợp
người tử vong vì bệnh dại. Để phòng, chống bệnh dại
một cách hiệu quả, các ngành chức năng của tỉnh đang
đẩy mạnh tỷ lệ bao phủ vắc xin trên vật nuôi cũng
như thực hiện tốt hơn nữa công tác truyền thông trong
cộng đồng dân cư.
Theo
báo cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), mỗi năm có
trên 10 triệu người bị súc vật dại hoặc nghi dại cắn
phải đi điều trị dự phòng bằng vắc xin dại, có
khoảng 60.000 - 70.000 người bị chết do bệnh dại. Ở
các nước Đông Nam Á, hàng năm tỷ lệ chết vì bệnh
dại chiếm 80% trên toàn thế giới.
Tại
Việt Nam, năm 1996, Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ
thị 92/TTg về tăng cường phòng chống bệnh dại. Các
biện pháp phòng chống bệnh dại đã được tăng cường
và kết hợp nên số ca tử vong từ năm 1996 - 2007 đã
giảm 75% so với năm 1995. Từ năm
2017 - 2021 trung bình mỗi năm có 76 người tử vong, giảm
15% so với giai đoạn 2012 - 2016.
Tuy
nhiên từ đầu năm 2024 đến nay, dịch bệnh xuất hiện
trở lại và tăng cao đột biến
ở những tỉnh vốn không phải là khu vực
trọng điểm về dại.
Nguyên
nhân khiến bệnh dại gia tăng trong những năm trở lại
đây là do các ban, ngành, cơ quan chức năng đã không tập
trung vào bệnh dại trong quá trình ứng phó với đại
dịch COVID-19. Tính riêng
trong năm 2023, qua 01 năm mở cửa trở lại để phục hồi
nền kinh tế sau đại dịch COVID-19, cả nước đã ghi
nhận 82 người tử vong vì bệnh dại, gần 700.000 người
bị chó, mèo cắn phải tiêm phòng, tổn thất kinh tế gần
1.000 tỷ đồng.
Tiến
sĩ Nguyễn Thanh Hương, Trưởng văn phòng Chương trình
phòng, chống bệnh dại Quốc gia - Viện Vệ sinh dịch tễ
Trung ương, cho biết:
“Tại
Việt Nam, bệnh dại chủ yếu truyền từ chó, mèo sang
người. Đối với quần thể chó, mèo rất lớn như hiện
nay tại Việt Nam. Nếu chúng ta không tiêm chủng đầy đủ,
không có biện pháp quản lý chó, mèo thì rất dễ lây
bệnh dại cho con người”.
Cần
phải triển khai tiêm phòng tối thiểu cho 70% tổng đàn
chó, mèo để khống chế bệnh dại
“Để
kiểm soát bệnh dại trên vật nuôi, cần phải triển
khai tiêm phòng tối thiểu cho 70% tổng đàn chó, mèo.
Trong giai đoạn ứng phó với đại dịch COVID-19, tất cả
các ban, ngành, đoàn thể đều tập trung vào công tác
phòng, chống dịch. Khi đó, chúng ta đã lãng quên các
bệnh truyền nhiễm khác, trong đó bệnh dại. Điều này
dẫn đến tỷ lệ tiêm chủng trên các đàn, chó mèo khá
thấp. Tỷ lệ tiêm chủng thấp, thì chỉ cần một vài
con chó bị dại với thời gian ủ bệnh từ 02 tuần cho
đến 01 tháng, chúng có thể lây truyền cho những con chó
khác với tốc độ rất nhanh chóng”, Tiến sĩ Nguyễn
Thanh Hương, lưu ý.
Tại
Bình Thuận, từ đầu năm đến nay, toàn tỉnh đã ghi
nhận 09 ổ dịch bệnh dại trên động vật và 09 trường
hợp người tử vong vì bệnh dại. Theo
đánh giá của ngành y tế, nguyên nhân số ca tử vong do
bệnh dại của tỉnh ở mức cao là do số lượng chó,
mèo nuôi trong các hộ dân ngày càng nhiều, việc quản lý
đàn chó, mèo nuôi chưa chặt chẽ, tỷ lệ tiêm phòng
trong vật nuôi còn thấp. Thông qua điều tra y tế, các
trường hợp tử vong do bệnh dại tại tỉnh hầu hết
đều không tiêm phòng vắc xin sau khi bị chó, mèo dại
cắn. Vẫn còn một bộ phận người dân sau khi bị chó,
mèo cắn không đến các cơ sở y tế để được tư vấn
và tiêm phòng dại mà chữa bệnh theo phương pháp dân
gian.
Đeo
rọ mõm cho chó, mèo khi đưa ra ngoài đường là một
trong nhiều biện pháp hiệu quả để phòng, chống bệnh
dại
Ngoài
ra, trong công tác quản lý nhà nước, một số UBND xã,
phường, thị trấn chưa thật sự quan tâm trong việc quản
lý đàn chó mèo nuôi, chưa có giải pháp triệt để nhằm
khắc phục các vấn đề tồn tại nêu trên; chưa tổ
chức thực hiện kiểm tra và xử lý các trường hợp vi
phạm hành chính trong quản lý chó nuôi, trong công tác
tiêm vắc xin phòng bệnh dại trên động vật.
Trước
thực trạng này, Tiến sĩ Nguyễn Thanh Hương khuyến
cáo, để khống chế bệnh dại tại tỉnh Bình Thuận.
Điều quan trọng cần phải làm ngay đó là sự chỉ đạo
quyết liệt của UBND tỉnh đối với các địa phương
trong việc đôn đốc các ban, ngành, đoàn thể cùng thực
hiện các biện pháp phòng, chống bệnh dại từ tiêm
chủng cho đến tuyên truyền. Cần triển khai ngay lập tức
chương trình tiêm ngừa bệnh dại cho vật nuôi. Đồng
thời đẩy mạnh công tác truyền thông để người dân
hiểu và thực hiện nghiêm túc các biện pháp rọ mõm
chó, mèo khi ra ngoài đường.
Phó
Giám đốc Sở Y tế Lê Văn Hồng cho biết, trong thời
gian đến, ngành y tế sẽ tiếp tục tăng cường triển
khai tốt hơn nữa công tác truyền thông, giáo dục sức
khỏe cho người dân để người dân biết được và hiểu
rõ hơn cách xử lý khi bị chó, mèo cắn. Ngoài ra, ngành
y tế sẽ bảo đảm cung ứng lượng vắc xin phòng bệnh
dại và tạo điều kiện thuận lợi nhất cho người dân
dễ dàng tiếp cận.
Loại
trừ bệnh dại chỉ có thể đạt được nếu quản lý
tốt đàn chó, và ít nhất 70% tổng đàn chó thực tế
được tiêm phòng đầy đủ. Bên
cạnh sự vào cuộc của các cơ quan chức năng, rất cần
sự chung tay góp sức của người Dân bằng các hành động
thiết thực.
Để
tích cực phòng, chống bệnh dại, bảo vệ sức khỏe và
tính mạng của bản thân, người dân cần tiêm phòng đầy
đủ cho chó, mèo và tiêm nhắc lại hằng năm; không thả
rông chó, mèo, nếu đưa chó ra đường phải được đeo
rọ mõm và có người dẫn; không đùa nghịch, trêu chọc
chó, mèo; khi bị chó, mèo cắn, cào, liếm trên vết
thương hở cần xối rửa kỹ tất cả các vết cắn/cào
trong 15 phút càng sớm càng tốt dưới vòi nước chảy
với xà phòng, sau đó sát khuẩn bằng cồn 700 hoặc cồn
i ốt, ngoài ra không làm dập nát thêm vết thương, tránh
khâu kín ngay vết thương; đến ngay cơ sở y tế gần
nhất để được tư vấn và tiêm phòng dại./.
Hữu
Tri