Đề án phát triển bền vững cây thanh long tỉnh Bình Thuận đến năm 2030
Lượt xem: 489

 

(binhthuan.gov.vn) UBND tỉnh vừa ban hành Quyết định phê duyệt Đề án phát triển bền vững cây thanh long đến năm 2030.

 

Đề án nhằm phát triển ổn định diện tích thanh long trên địa bàn tỉnh, thay thế vườn thanh long già cỗi, năng suất, chất lượng thấp; tập trung phát triển thanh long theo hướng sản xuất hàng hóa tập trung quy mô lớn, sạch, an toàn, bảo vệ môi trường, có khả năng chống chọi với dịch bệnh và biến đổi khí hậu, gắn kết chặt chẽ với thị trường trong và ngoài nước góp phần tạo việc làm và tăng thu nhập cho người dân, tăng giá trị xuất khẩu, phát triển kinh tế - xã hội; duy trì, phát huy thương hiệu thanh long Bình Thuận. Áp dụng quy trình sản xuất nông nghiệp tiên tiến VietGAP, GlobalGAP, ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ; phát triển bền vững gắn du lịch trải nghiệm vườn thanh long. Nâng cao chất lượng, giá trị gia tăng và khả năng cạnh tranh sản phẩm thanh long Bình Thuận; tăng cường liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ, chế biến theo chuỗi giá trị.

 

Tổ chức liên kết sản xuất và tìm kiếm thị trường tiêu thụ nhằm ổn định đời sống của bà con nông dân trồng thanh long, góp phần phát triển ngành nông nghiệp xanh, nông nghiệp sinh thái, nông nghiệp tuần hoàn và giảm phát thải. Phát triển thị trường tiêu thụ trong và ngoài nước, theo đó đối với thị trường tiêu thụ trong nước tập trung đa dạng hóa các kênh phân phối cả truyền thống và hiện đại tạo thuận lợi, dễ dàng cho du khách, người tiêu dùng tiếp cận với sản phẩm thanh long Bình Thuận; đối với thị trường ngoài nước đẩy mạnh xuất khẩu thanh long vào thị trường các nước, chú trọng củng cố và mở rộng các thị trường xuất khẩu truyền thống hiện có, đồng thời tăng cường công tác xúc tiến thương mại hỗ trợ doanh nghiệp thâm nhập và mở thêm các thị trường mới, thị trường tiềm năng để tiêu thụ sản phẩm.

 

Cụ thể đến năm 2030, diện tích cây thanh long toàn tỉnh ổn định khoảng 25.000 ha, năng suất bình quân đạt 22 tấn/ha, sản lượng đạt 550.000 tấn/năm. Tỷ lệ giá trị sản phẩm được sản xuất dưới các hình thức hợp tác, liên kết đạt khoảng 70%. Tỷ lệ diện tích cây thanh long áp dụng quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt (VietGAP và tương đương) đạt khoảng 70 - 75% so với tổng diện tích. Tỷ lệ diện tích cây thanh long áp dụng quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt GlobalGAP đạt khoảng 10% so với tổng diện tích. Tỷ lệ diện tích cây thanh long áp dụng quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp hướng hữu cơ khoảng 5% so với tổng diện tích. Tỷ lệ diện tích thanh long được tưới tiên tiến, tiết kiệm nước đạt 70%.

 

Để đạt được các mục tiêu trên, UBND tỉnh yêu cầu các Sở, ngành, địa phương có liên quan đẩy mạnh tuyên truyền, vận động, khuyến khích người sản xuất thanh long, doanh nghiệp chế biến, tiêu thụ tham gia thực hiện Đề án phát triển bền vững thanh long Bình Thuận. Tuyên truyền cho người dân hiểu và thay đổi tư duy sản xuất thanh long gắn với nhu cầu thị trường, chuyển mạnh từ sản xuất lấy số lượng làm mục tiêu sang nâng cao chất lượng, hiệu quả, đáp ứng được các tiêu chuẩn xuất khẩu. Phát huy vai trò của Hiệp hội thanh long tỉnh và doanh nghiệp, Hợp tác xã, Tổ hợp tác, hộ gia đình tham gia phát triển thanh long bền vững.

 

Sản xuất thanh long bền vững, có ứng dụng khoa học – công nghệ cao, nâng cao chất lượng, giá trị gia tăng, trong đó định hướng rõ vùng sản xuất thanh long tập trung; kỹ thuật canh tác cây thanh long; phòng trừ dịch bệnh; phát triển giống thanh long; đổi mới tổ chức sản xuất thanh long, phát triển theo chuỗi giá trị sản phẩm; tạo đột phá trong nghiên cứu, ứng dụng khoa học - công nghệ, chuyển đổi số và phát triển công nghiệp chế biến.

 

Quản lý vật tư, sản phẩm thanh long, nhất là quản lý giống thanh long, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật; quản lý chặt chẽ việc sử dụng các nhãn hiệu, đảm bảo minh bạch thị trường, tránh trà trộn sản phẩm không đạt tiêu chuẩn; thực hiện việc dán tem Chỉ dẫn địa lý lên sản phẩm để phân biệt và bảo vệ chất lượng, thương hiệu của thanh long tại vùng địa lý được bảo hộ. Phát triển sản phẩm thanh long OCOP. Đầu tư cơ sở hạ tầng, logistics. Thực hiện tốt các chính sách liên quan đến lĩnh vực nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Phát triển chỉ dẫn địa lý và mã số vùng trồng.

 

Nguyễn Phương

 

 

Cùng chuyên mục
1 2 3 4 5  ... 
Video tuyên truyền
  • Năm du lịch quốc gia Bình Thuận 2023
  • Bãi biển lagi ở Bình Thuận rất đẹp
  • Top 10 địa điểm du lịch nổi tiếng Phan Thiết
  • Bình Thuận Nông thôn mới 12-9-2019
  • Buổi sáng nơi Cảng cá Cồn Chà Bình Thuận
  • Đảm bảo hoạt động kinh tế và đời sống tại Bình Thuận phát triển ổn định
  • Phóng Sự Làng Chài Mũi Né
  • Khu du lịch Biển Đá Vàng
  • Du lịch Tà Cú - Bình Thuận
  • Mũi Kê Gà - Phan Thiết đẹp bất ngờ
1 2 
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tháng hiện tại: 1
  • Tổng lượt truy cập: 1