Triển khai xây dựng môi trường văn hóa cơ sở trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2023 - 2025
(binhthuan.gov.vn)
UBND tỉnh vừa ký ban hành Kế hoạch số
2033/KH-UBND triển khai xây dựng môi trường văn hóa cơ sở giai đoạn 2023 – 2025.
Kế hoạch ban hành với mục đích triển
khai thực hiện xây dựng môi trường văn hóa theo tinh thần Nghị quyết Đại hội đại
biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, Kết luận số 76/KL/TW ngày 04/6/2020 của Bộ
Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 33- NQ/TW của Ban Chấp hành Trung
ương Đảng khoá XI về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng
yêu cầu phát triển bền vững đất nước. Cụ thể hóa các nhiệm vụ được phân công
theo Kế hoạch số 574/KHUBND ngày 01/3/2022 của UBND tỉnh về thực hiện Phong
trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” tỉnh Bình Thuận đến năm
2026.
Bên cạnh đó, xác định các nhiệm vụ trọng
tâm, trọng điểm và thời gian thực hiện làm cơ sở xây dựng chương trình công
tác hàng năm. Phân công các cơ quan, đơn vị, Mặt trận và các tổ chức chính trị
- xã hội, UBND các huyện, thị xã, thành phố thực hiện Kế hoạch bảo đảm đúng tiến
độ, chất lương, hiệu ̣ quả theo các nhiệm vụ được giao; đảm bảo sự vào cuộc đồng
bộ, trách nhiệm, tích cực, hiệu quả của các sở, ban, ngành, cơ quan, đơn vị, địa
phương trên địa bàn tỉnh.
Kế hoạch cũng nêu rõ nhiệm vụ và giải
pháp, như: Tiếp tục xây dựng môi trường văn hóa trong gia đình, khu dân cư,
nông thôn, đô thị, cơ quan công sở, doanh nghiệp… lành mạnh, phong phú với những
giá trị nhân văn, tiến bộ để văn hóa thực sự là động lực, đột phá phát triển
kinh tế, xã hội, hội nhập quốc tế; nghiên cứu, xây dựng, cụ thể hóa hệ giá trị
gia đình phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh thực tế của từng lĩnh vực, từng địa
phương nhằm khơi dậy khát vọng phát triển đất nước, góp phần xây dựng nhân
cách, con người, xây dựng gia đình, phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến,
đậm đà bản sắc dân tộc, thực hiện mục tiêu cao cả phát triển đất nước phồn
vinh, hạnh phúc. Tổng kết và nhân rộng các mô hình văn hóa, mô hình điểm về
thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội, sinh hoạt
văn hóa cộng đồng góp phần củng cố môi trường sống nề nếp, văn minh, gắn kết
tình làng, nghĩa xóm, nâng cao đời sống tinh thần cho cộng đồng dân cư.
Đồng thời, nâng cao chất lượng, hiệu
quả các cuộc vận động, phong trào thi đua về văn hóa. Tập trung nâng cao chất lượng
bình chọn, xét tặng các danh hiệu thi đua ở cơ sở cho gia đình, tổ dân phố,
thôn, bản, xã, phường, thị trấn....
Chỉ đạo và tổ chức các hoạt động văn
hóa, văn nghệ, thể thao, lễ hội thiết thực, hiệu quả, an toàn, phù hợp với nếp
sống văn minh, truyền thống văn hóa dân tộc và thuần phong, mỹ tục của từng địa
phương nhằm tôn vinh, đề cao những giá trị văn hóa truyền thống, lịch sử cách mạng
của dân tộc, những giá trị văn hóa của cộng đồng, gia đình Việt Nam. Bảo tồn,
kế thừa, phát huy giá trị di sản văn hóa vật thể và phi vật thể làm nền tảng
tinh thần và động lực phát triển kinh tế - xã hội.
Đẩy mạnh các hoạt động truyền thông
nâng cao nhận thức và trách nhiệm của các cấp, các ngành, các địa phương và
toàn xã hội về vị trí, vai trò, đóng góp của văn hóa trong phát triển bền vững
kinh tế - xã hội và hội nhập quốc tế.
Phạm Huệ