(binhthuan.gov.vn) Chiều 20/8/2024, UBND tỉnh
đã có buổi làm việc với Đoàn đại biểu Quốc hội
tỉnh về góp ý hoàn thiện dự thảo Luật Địa chất và
Khoáng sản; báo cáo một số khó khăn, vướng mắc trong
quá trình thực hiện các văn bản pháp luật khác liên
quan đến địa chất, khoáng sản sản trên địa bàn tỉnh
trong thời gian qua.
Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh
Phan Văn Đăng, Phó Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội
tỉnh Nguyễn Hữu Thông đồng chủ trì hội nghị.
Tham dự hội nghị, có lãnh đạo các sở, ngành và UBND
các huyện, thị xã, thành phố.
Quang cảnh hội nghị
Luật Khoáng sản (được Quốc hội khóa XII thông qua ngày
17/11/2010, có hiệu lực ngày 01/7/2011), đến nay đã hơn
13 năm thực hiện. Quá trình triển khai thực hiện, nhiều
quy định của Luật đã bộc lộ những bất cập, không
còn phù hợp thực tiễn, khó khăn trong quá trình thực
hiện ở địa phương, như: Việc cấp phép khai thác
khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường để
phục vụ nhu cầu xây dựng, công trình dự án quan trọng
còn vướng mắc, nhiều trình tự, thủ tục; chưa phân
cấp địa phương cấp phép các khu vực có khoáng sản
vật liệu xây dựng thông thường phân tán, nhỏ lẻ vùng
sâu, vùng xa. Thực tế các hộ dân có nhu cầu cải tạo
đất, đào ao dôi dư khoáng sản có nhu cầu sử dụng
chưa được Luật khoáng sản quy định. Việc tính tiền
cấp quyền khai thác khoáng sản chưa được các Doanh
nghiệp đồng thuận, vì phải nộp ngay sau khi cấp phép
và nộp xong trước nửa thời gian khai thác, trữ lượng
tính tiền cấp quyền không theo trữ lượng thực tế
khai thác.
Đại biểu tham gia góp ý tại hội nghị
Bên cạnh đó, Luật vẫn chưa quy định cụ thể về giá
khoáng sản đi kèm phát sinh trong quá trình thăm dò khoáng
sản sau khi trúng đấu giá; về thỏa thuận, đền bù đất
sau khi trúng đấu giá quyền khai thác khoáng sản còn khó
khăn, vướng mắc nếu nhà đầu tư không thỏa thuận
được đất... Do đó, việc sửa đổi, bổ sung Luật
Khoáng sản 2010 là cần thiết và phù hợp thực tế; nội
dung này, thời gian qua, tỉnh Bình Thuận đã có báo cáo
và kiến nghị Trung ương sớm sửa đổi, bổ sung.
Dự thảo Luật Địa chất và Khoáng sản được xây dựng
gồm 117 Điều và được bố cục thành 12 Chương, tăng
01 Chương và 31 Điều so với Luật khoáng sản năm 2010;
gồm 02 nội dung chính: địa chất và khoáng sản. Tại
buổi làm việc, lãnh đạo các sở, ngành và địa phương
đã nêu những góp ý cụ thể liên quan đến dự thảo
Luật này.
Có ý kiến cho rằng, quy định về cấp giấy phép thăm
dò tại các Điều 46, 47 và 48 của dự thảo Luật; quy
định về cấp giấy phép khai thác tại các Điều 57, 58,
59 và 60 của dự thảo Luật chưa quy định việc cấp
giấy phép mở rộng đối với trường hợp ưu tiên
nêu trên, đề nghị rà soát, bổ sung. Ngoài ra, việc mở
rộng có khả năng sẽ không phù hợp với ranh giới theo
bề mặt khu vực mỏ theo quy hoạch được duyệt.
Đối với Khoản 1 Điều 43 về lựa chọn diện tích để
lập đề án thăm dò khoáng sản, đề nghị quy định
trên chỉ áp dụng đối với khu vực không đấu giá
quyền khai thác khoáng sản, đối với khu vực đấu giá
quyền khai thác khoáng sản đã có diện tích cụ thể là
khu vực trúng đấu giá nên không cần thiết phải xin ý
kiến chấp thuận của UBND tỉnh vì sẽ phát sinh thủ
tục.
Đối với Điều 51 quyền ưu tiên đối với tổ chức,
cá nhân thăm dò khoáng sản, có ý kiến cho rằng: Trong
thực tế sau khi được phê duyệt trữ lượng khoáng sản,
còn nhiều thủ tục khác như cấp quyết định chủ
trương đầu tư, hồ sơ môi trường, thẩm định nhu cầu
sử dụng đất, thiết kế cơ sở. Nhiều trường hợp
đang thực hiện hoàn tất hồ sơ cấp phép thì gặp vướng
mắc. Do đó với với trường hợp này cần quy định
không áp dụng mất quyền ưu tiên đối với trường hợp
tổ chức trúng đấu giá đã thực hiện các thủ tục
nhưng vướng mắc do nguyên nhân bất khả kháng để đảm
bảo quyền lợi hợp pháp của tổ chức, cá nhân trúng
đấu giá.
Phó Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Nguyễn
Hữu Thông phát biểu tại buổi làm việc
Phát biểu tại buổi làm việc, Phó Trưởng Đoàn Đại
biểu Quốc hội tỉnh Nguyễn Hữu Thông ghi nhận những ý
kiến cụ thể, sát đáng của các đại biểu về Dự
thảo Luật Địa chất và Khoáng sản.
Phó Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh cho biết,
đơn vị sẽ tổng hợp, chắt lọc tham gia đóng góp tại
kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV tới. “Bộ Chính trị
đã ban hành Quy định số 178 về kiểm soát quyền lực,
phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong công tác xây dựng
pháp luật; do đó cần phải phát huy trách nhiệm, tham gia
tốt trong việc xây dựng pháp luật vì lợi ích chung sẽ
kịp tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc, thúc đẩy
phát triển kinh tế - xã hội”, Phó trưởng Đoàn Đại
biểu Quốc hội tỉnh lưu ý./.
Hữu Tri