Hội nghị đánh giá Chương trình mục tiêu quốc gia vùng dân tộc thiểu số và miền núi
Lượt xem: 293


(binhthuan.gov.vn) Ngày 9/11, tại tỉnh Gia Lai, Ủy ban Dân tộc tổ chức hội nghị đánh giá kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi (giai đoạn 2021 - 2025) khu vực miền Trung - Tây Nguyên và đề xuất nội dung Chương trình giai đoạn 2026 - 2030. Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương các Chương trình MTQG dự và chỉ đạo hội nghị. Cùng dự có đại diện lãnh đạo các bộ, ban, ngành Trung ương; đại diện lãnh đạo UBND 16 tỉnh, thành phố trong khu vực miền Trung - Tây Nguyên. Tham dự về phía lãnh đạo tỉnh Bình Thuận có Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Minh.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Minh tham dự hội nghị

Khu vực miền Trung - Tây Nguyên có 16 tỉnh, thành phố, bao gồm 445 xã khu vực I, 66 xã khu vực II và 476 xã khu vực III, với 3.243 thôn đặc biệt khó khăn. Phần lớn khu vực là miền núi, điều kiện tự nhiên, địa hình phức tạp, bị chia cắt, dân cư sống thưa thớt, không tập trung với nhiều thành phần dân tộc khác nhau, sinh kế còn nhiều khó khăn.

Theo Ủy ban Dân tộc, Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025 là nhiệm vụ chính trị quan trọng, được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo Trung ương các Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021-2025 rất quan tâm. Nội dung chương trình có nhiều chính sách đa dạng và địa bàn triển khai bao phủ rộng, trải dài trên địa bàn vùng đồng bào dân tộc thiểu số cả nước. Chương trình có 10 Dự án, 14 Tiểu Dự án và 36 Nội dung chính sách thành phần với sự tham gia trực tiếp của 23 bộ, cơ quan trung ương trong công tác quản lý, điều hành... Đến nay, sau gần 4 năm thực hiện, công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành thực hiện Chương trình đã đi vào vận hành tương đối tốt, kết quả triển khai thực hiện Chương trình năm 2024 có nhiều chuyển biến tích cực; góp phần quan trọng trong việc thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của khu vực. Các nguồn lực, chính sách của chương trình đã và đang tập trung đầu tư phát triển các công trình hạ tầng thiết yếu phục vụ dân sinh như kết nối đường giao thông, các công trình tưới tiêu phục vụ sản xuất, các công trình tạo điều kiện tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản về y tế, giáo dục, nhà ở, sinh hoạt văn hóa...

Giai đoạn từ năm 2021-2024, Chính phủ đã phân bổ hơn 66 nghìn tỷ đồng cho các bộ, cơ quan trung ương và địa phương. Trong đó, phân bổ cho các địa phương hơn 62.754 tỷ đồng. Riêng địa bàn các tỉnh miền Trung và Tây Nguyên, tổng số vốn được giao giai đoạn 2021 - 2024 hơn 21.386 tỷ đồng, chiếm khoảng 31,09% tổng vốn của cả Chương trình. Đến ngày 30/9/2024, kết quả thực hiện giải ngân vốn ngân sách Trung ương của Chương trình cao hơn so tỷ lệ bình quân chung của cả nước. Riêng tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư của Chương trình hiện nay đạt 74,3%, cao hơn gần 1,3 lần so với tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư chung của cả nước.

Cùng với việc thực hiện các chính sách dân tộc và các Chương trình MTQG giai đoạn 2021-2025, các địa phương đã thực hiện tốt công tác xoá đói, giảm nghèo, đào tạo nghề, giải quyết việc làm; đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào được nâng cao; công tác chăm sóc sức khoẻ, giáo dục - đào tạo có những chuyển biến tích cực.

Tại Bình Thuận, thực hiện Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núic giai đoạn 2021-2025, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân các dân tộc trong tỉnh đã nỗ lực phấn đấu, vượt qua khó khăn, phát huy nội lực và đạt được những kết quả quan trọng. Nguồn vốn của Chương trình đã đem lại hiệu quả trên các lĩnh vực đời sống xã hội của người dân; thu nhập của đồng bào DTTS được cải thiện đáng kể; giáo dục, y tế, văn hóa - xã hội có nhiều chuyển biến tiến bộ; các hoạt động văn hóa, thể thao, lễ hội truyền thống các dân tộc được duy trì, góp phần gìn giữ, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào. An ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội vùng đồng bào DTTS căn bản được giữ vững. Đại đa số đồng bào yên tâm, tin tưởng và chấp hành tốt chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước…; qua đó, đã khơi dậy tinh thần đoàn kết, ý thức tự lực, tự cường, tích cực tham gia thi đua lao động sản xuất, kinh doanh, góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc, củng cố lòng tin của đồng bào đối với sự lãnh đạo của Đảng, điều hành của Nhà nước.

Phát biểu tại hội nghị, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình ghi nhận và đánh giá cao tinh thần nỗ lực, sự vào cuộc của toàn bộ hệ thống chính trị và sự đồng hành ủng hộ của Nhân dân 16 tỉnh trong thực hiện Chương trình; nhờ vào những chính sách hỗ trợ thiết thực và hiệu quả, đồng bào dân tộc thiểu số ngày càng tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước, tích cực tham gia vào các chương trình phát triển kinh tế- xã hội, các hoạt động cộng đồng, góp phần vào việc duy trì an ninh trật tự tại địa phương.

Về nội dung chương trình giai đoạn II: từ năm 2026 đến năm 2030, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ yêu cầu các thành viên Ban chỉ đạo, các bộ, ngành và các địa phương liên quan cần rà soát để kiến nghị với Quốc hội, Chính phủ bổ sung hành lang pháp lý cho các chính sách của chương trình đúng pháp luật quy định; các chương trình, dự án giai đoạn 2 sẽ phân cấp mạnh để các địa phương chủ động thực hiện mang lại hiệu quả cao nhất.

Về các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm tâm từ nay đến cuối năm 2024, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình đề nghị tiếp tục nêu cao tinh thần trách nhiệm, đẩy mạnh triển khai và giải ngân vốn thực hiện Chương trình; chủ động rà soát, phát hiện những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện để có giải pháp tháo gỡ hoặc báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, hướng dẫn, xử lý kịp thời theo quy định hiện hành và phù hợp tình hình thực tiễn.

TT Dân

Video tuyên truyền
  • Hướng dẫn nộp hồ sơ Lý lịch tư pháp trên ứng dụng định danh và xác thực điện tử VNeID của Bộ Công an
  • Năm du lịch quốc gia Bình Thuận 2023
  • Bãi biển lagi ở Bình Thuận rất đẹp
  • Top 10 địa điểm du lịch nổi tiếng Phan Thiết
  • Bình Thuận Nông thôn mới 12-9-2019
  • Buổi sáng nơi Cảng cá Cồn Chà Bình Thuận
  • Đảm bảo hoạt động kinh tế và đời sống tại Bình Thuận phát triển ổn định
  • Phóng Sự Làng Chài Mũi Né
  • Khu du lịch Biển Đá Vàng
  • Du lịch Tà Cú - Bình Thuận
1 2 
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tháng hiện tại: 1
  • Tổng lượt truy cập: 1