image banner
Hội nghị điều chỉnh Quy hoạch phát triển điện lực Quốc gia thời kỳ (2021 – 2030), tầm nhìn đến năm 2050
Lượt xem: 540

 

(binhthuan.gov.vn) Chiều ngày 23/02/2025, Phó Thủ tướng Chính phủ Bùi Thanh Sơn chủ trì Hội nghị trực tuyến với các địa phương về việc điều chỉnh Quy hoạch phát triển điện lực Quốc gia thời kỳ (2021 - 2030), tầm nhìn đến năm 2050 (Quy hoạch điện VIII).

 

Tham dự Hội nghị tại điểm cầu tỉnh Bình Thuận có Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Phan Văn Đăng; lãnh đạo một số Sở, ban, ngành, đơn vị có liên quan.

 

anh tin bai

 

Toàn cảnh Hội nghị tại điểm cầu tỉnh Bình Thuận

 

Theo Đề án điều chỉnh Quy hoạch phát triển điện lực Quốc gia thời kỳ (2021 - 2030), tầm nhìn đến năm 2050, tổng công suất nguồn điện phục vụ nhu cầu trong nước (không bao gồm xuất khẩu, nguồn đồng phát và nhiệt điện rủi ro) là 183.291 MW - 236.363 MW, tăng thêm khoảng 27.747 MW - 80.819 MW so với Quy hoạch điện VIII đã được phê duyệt.

 

Cụ thể, nhiệt điện than 31.055 MW (chiếm 16,9% - 13,1%), giữ nguyên so với Quy hoạch điện VIII; nhiệt điện khí trong nước 10.861 MW (chiếm 5,9% - 4,6%), giữ nguyên so với Quy hoạch điện VIII; nhiệt điện LNG 8.824 MW (chiếm 4,8% - 3,7%), giảm so với Quy hoạch điện VIII là 13.576 MW do đánh giá các nguồn điện chậm tiến độ; thủy điện là 33.294 MW - 34.667 MW (chiếm 18,2% - 14,7%), tăng so với Quy hoạch điện VIII là 4.560 MW - 5.275 MW. Trong đó, tổng công suất điện gió trên bờ là 27.791 MW - 28.058 MW (chiếm 13,2% - 14,4%), tăng so với Quy hoạch điện VIII từ 3.949 MW - 5.321 MW và điện mặt trời là 46.459 MW - 73.416 MW (chiếm 25,3% - 31,1%), tăng so với Quy hoạch điện VIII từ 25.867 MW - 52.825 MW; điện sinh khối, điện sản xuất từ rác và điện địa nhiệt là 2.979 MW - 4.881 MW (chiếm 1,6% - 2,1%), tăng so với Quy hoạch điện VIII từ 709 MW - 2.611 MW. Nhập khẩu điện chiếm khoảng 9.360 MW, tăng so với Quy hoạch điện VIII là 4.360 MW. Điều chỉnh nguồn điện hạt nhân đạt khoảng từ 6.000 MW - 6.400 MW, vận hành giai đoạn (2030 – 2035). Xuất khẩu điện dự kiến đạt khoảng 5.000 MW - 10.000 MW trên cơ sở có hiệu quả kinh tế cao, đảm bảo an ninh năng lượng trong nước và quốc phòng an ninh.

 

Tại Hội nghị, lãnh đạo các Bộ, ngành, địa phương cơ bản thống nhất với Đề án Quy hoạch phát triển điện lực Quốc gia thời kỳ (2021 - 2030), tầm nhìn đến năm 2050 sau điều chỉnh nhằm đảm bảo nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội và quốc phòng an ninh của đất nước. Đồng thời, các địa phương cũng đã đề xuất một số dự án cụ thể dựa trên so sánh lợi thế, trong đó có nhiều dự án năng lượng tái tạo để Bộ Công Thương, Chính phủ xem xét, cập nhật vào kế hoạch triển khai trong thời gian tới.

 

Phát biểu kết luận Hội nghị, Phó Thủ tướng Chính phủ Bùi Thanh Sơn đánh giá cao chất lượng Đề án điều chỉnh Quy hoạch phát triển điện lực Quốc gia thời kỳ (2021 - 2030), tầm nhìn đến năm 2050 do Bộ Công Thương và đơn vị tư vấn chuẩn bị.

 

Theo Phó Thủ tướng Chính phủ Bùi Thanh Sơn, trong thời gian qua đã xuất hiện nhiều yếu tố mới trong nước và quốc tế ảnh hưởng đến nhu cầu tiêu thụ điện và định hướng phát triển nguồn điện theo Quy hoạch phát triển điện lực Quốc gia thời kỳ (2021 - 2030), tầm nhìn đến năm 2050. Do đó, việc điều chỉnh Quy hoạch điện VIII đã được lãnh đạo Chính phủ, Bộ Công Thương xác định là nhiệm vụ cấp bách nhằm nhanh chóng tìm ra các giải pháp cung cấp đủ điện trong giai đoạn phát triển tăng tốc của đất nước thời gian tới.

 

Phó Thủ tướng Chính phủ ghi nhận những ý kiến phát biểu và đề xuất của các địa phương đối với nhu cầu triển khai các dự án điện trong thời gian tới. Theo đó, Phó Thủ tướng Chính phủ đề nghị Bộ Công Thương tiếp thu, hoàn thiện hồ sơ điều chỉnh Quy hoạch điện VIII trên cơ sở các ý kiến và theo quy định của Luật Điện lực để sớm trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Cụ thể, phải hoàn thiện điều chỉnh Quy hoạch theo đúng định hướng, tầm nhìn dài hạn, bảo đảm hiệu quả bền vững, đặt lợi ích Quốc gia, dân tộc lên trên hết; phát huy tối đa lợi thế địa phương, bảo đảm tối ưu các yếu tố khác; liên kết điện với các nước láng giềng, đáp ứng mục tiêu hướng tới Net Zero, giảm phát thải carbon; phân tích làm rõ cơ sở tính toán các giải pháp nhằm bảo đảm tính khả thi, nhất là tính toán ưu tiên các nguồn điện có thời gian thực hiện nhanh, chú ý đến các dự án điện mặt trời, điện sinh khối, điện rác theo tiêu chuẩn; tính toán phát triển các nguồn điện linh hoạt khác liên quan tới pin lưu trữ, nhập khẩu điện…

 

Phó Thủ tướng Chính phủ Bùi Thanh Sơn cũng cho biết, sau khi ban hành Đề án điều chỉnh Quy hoạch điện VIII, Chính phủ sẽ chỉ đạo các Bộ, ngành ban hành các Thông tư hướng dẫn và chỉ đạo xây dựng danh mục công trình năng lượng khẩn cấp trên cơ sở đáp ứng nhu cầu an ninh năng lượng Quốc gia giai đoạn (2025 – 2030), đảm bảo tính an toàn hệ thống và cơ cấu giá điện bình quân.

 

Nguyễn Phương 

Cùng chuyên mục
1 2 3 4 5  ... 
Video tuyên truyền
  • Hướng dẫn nộp hồ sơ Lý lịch tư pháp trên ứng dụng định danh và xác thực điện tử VNeID của Bộ Công an
  • Năm du lịch quốc gia Bình Thuận 2023
  • Bãi biển lagi ở Bình Thuận rất đẹp
  • Top 10 địa điểm du lịch nổi tiếng Phan Thiết
  • Bình Thuận Nông thôn mới 12-9-2019
  • Buổi sáng nơi Cảng cá Cồn Chà Bình Thuận
  • Đảm bảo hoạt động kinh tế và đời sống tại Bình Thuận phát triển ổn định
  • Phóng Sự Làng Chài Mũi Né
  • Khu du lịch Biển Đá Vàng
  • Du lịch Tà Cú - Bình Thuận
1 2 
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tháng hiện tại: 1
  • Tổng lượt truy cập: 1