Hội nghị Thủ tướng Chính phủ đối thoại với nông dân Việt Nam năm 2024
Lượt xem: 190
anh tin bai

 

(binhthuan.gov.vn) Sáng ngày 31/12, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị đối thoại với nông dân Việt Nam năm 2024, chủ đề là “Khơi dậy khát vọng làm giàu để phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc; vững tin bước vào kỷ nguyên mới”.

 

Tham dự Hội nghị tại điểm cầu tỉnh Bình Thuận có Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Hồng Hải; lãnh đạo các Sở, ban, ngành và đoàn thể tỉnh; lãnh đạo Hội Nông dân cấp tỉnh và cấp huyện; đại diện các nông dân tiêu biểu của tỉnh.

 

anh tin bai

 

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Hồng Hải chủ trì Hội nghị tại điểm cầu tỉnh Bình Thuận

 

Hội nghị Thủ tướng Chính phủ đối thoại với nông dân Việt Nam là Diễn đàn để Thủ tướng Chính phủ, lãnh đạo các Ban, Bộ, ngành, cơ quan Trung ương và địa phương trực tiếp lắng nghe các ý kiến, kiến nghị của bà con nông dân, Hợp tác xã, doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp về các vấn đề còn tồn tại, khó khăn, vướng mắc và những bất cập trong thực hiện chính sách nông nghiệp, nông dân, nông thôn.

 

Trong những năm qua, Đảng, Nhà nước luôn khẳng định nông nghiệp là lợi thế của Quốc gia, là trụ đỡ của nền kinh tế. Phát triển nông nghiệp, nông thôn để nâng cao đời sống cho nông dân và người dân ở nông thôn là trách nhiệm của toàn Đảng, toàn dân, là nhiệm vụ trọng tâm của cả hệ thống chính trị.

 

Phát biểu định hướng Hội nghị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đề nghị các đại biểu tập trung chia sẻ kinh nghiệm và đưa ra các giải pháp để phát triển nông nghiệp, nông thôn tăng tốc, bứt phá trong năm 2025. Trong đó, chia sẻ những thành quả của năm 2024; những trăn trở, băn khoăn trong phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn, nâng cao đời sống nông dân; hiến kế, góp ý với Đảng, Nhà nước và cấp ủy, chính quyền các cấp; chia sẻ những kinh nghiệm hay, bài học quý để cùng nhau xây dựng đất nước, phát triển nông nghiệp sinh thái, xây dựng nông thôn hiện đại, nông dân văn minh.

 

Theo đó, các đại biểu đã tập trung thảo luận, chia sẻ, góp ý một số nội dung về cơ chế, chính sách pháp lý để hỗ trợ dồn điền, đổi thửa đất đai phục vụ phát triển kinh tế tập thể; xây chính sách ưu đãi nhằm tạo vùng nguyên liệu tập trung, xây dựng nhà máy chế biến nông sản gắn với vùng nguyên liệu; đổi hỗ trợ sản xuất nông nghiệp sau thiên tai, dịch bệnh phải phù hợp với tình hình thực tế hiện nay; tăng mức đầu tư cho ngành nông nghiệp, nhất là phát triển công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp hiện đại, đảm bảo môi trường xanh để phát triển bền vững; đầu tư chế biển sâu nông sản; nghiên cứu thị trường, tâm lý khách hàng, xem nhu cầu của người tiêu dùng như thế nào, phải mang bán thứ người ta cần chứ không phải mang bán thứ mình có; định hướng phát triển cho người nông dân; giải pháp để bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản ở các ngư trường; xây dựng cơ chế chính sách cho thị trường tín chỉ carbon…

 

Phát biểu kết luận Hội nghị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cho rằng,  để phát triển nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại, nông dân văn minh, trong thời gian tới nước ta cần hoàn thiện thể chế, chính sách để tạo sự đột phá. Thủ tướng Chính phủ cũng mong muốn bà con nông dân tiếp tục góp ý để cùng nhau xây dựng, hoàn thiện thể chế, cơ chế, chính sách, nhất là cơ chế, chính sách về đất đai, thuế, phí, lệ phí, vốn tín dụng…; từ đó, tháo gỡ nút thắt từ thực tiễn, để mọi người dân có thể đóng góp sức lực, nguồn lực của mình cho sự phát triển, đưa mục tiêu phát triển nông nghiệp hiện đại, xây dựng nông thôn hiện đại, nông dân văn minh thực hiện được nhanh hơn, tăng tốc, bứt phá hơn, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người dân.

 

Làm tốt công tác quy hoạch, nhất là quy hoạch ngành, quy hoạch đất đai, quy hoạch các khu, cụm công nghiệp phục vụ sản xuất nông nghiệp… Rà soát pháp luật, quy định về đất đai nhằm phát huy cao nhất hiệu quả từ đất đai để phát triển nông nghiệp, nông thôn. Xây dựng chính sách tín dụng và bảo hiểm theo nguyên tắc đóng - hưởng để khuyến khích; đồng thời, khuyến khích doanh nghiệp tham gia hợp tác, hỗ trợ, liên kết chặt chẽ với nông dân để bảo đảm đầu vào, đầu ra cho sản xuất; đẩy mạnh liên kết vùng, đa dạng hóa sản phẩm, thị trường, chuỗi cung ứng. Tìm thị trường tiêu thụ nông sản cho người nông dân; bên cạnh đó, người nông dân phải sản xuất bảo đảm chất lượng và xây dựng thương hiệu cho nông sản, thiết kế mẫu mã, bao bì, đóng góp thuận tiện, bắt mắt để chiếm lĩnh thị phần.

 

Đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, số hóa nông nghiệp, xây dựng cơ sở dữ liệu, nghiên cứu, phát triển trí tuệ nhân tạo trong ngành nông nghiệp Việt Nam; nghiên cứu, tiếp cận, chuyển giao công nghệ tiên tiến, công nghệ sạch, công nghệ xanh trong tất cả các khâu từ trồng cây gì, nuôi con gì, kinh doanh gì đến xây dựng chỉ dẫn địa lý, đẩy mạnh chế biến sâu. Đào tạo nhân lực chất lượng cao và chuyển đổi nhân lực từ khu vực nông nghiệp, nông thôn sang khu vực công nghiệp và đô thị. Các cấp, các ngành phải nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của người nông dân và chuyển tải chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước tới người nông dân; đồng thời, chủ động đề xuất thể chế, cơ chế, chính sách trên cơ sở thực tiễn; huy động sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, của doanh nghiệp và người dân để phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn, nông dân.

 

Nguyễn Phương

Video tuyên truyền
  • Hướng dẫn nộp hồ sơ Lý lịch tư pháp trên ứng dụng định danh và xác thực điện tử VNeID của Bộ Công an
  • Năm du lịch quốc gia Bình Thuận 2023
  • Bãi biển lagi ở Bình Thuận rất đẹp
  • Top 10 địa điểm du lịch nổi tiếng Phan Thiết
  • Bình Thuận Nông thôn mới 12-9-2019
  • Buổi sáng nơi Cảng cá Cồn Chà Bình Thuận
  • Đảm bảo hoạt động kinh tế và đời sống tại Bình Thuận phát triển ổn định
  • Phóng Sự Làng Chài Mũi Né
  • Khu du lịch Biển Đá Vàng
  • Du lịch Tà Cú - Bình Thuận
1 2 
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tháng hiện tại: 1
  • Tổng lượt truy cập: 1