Lãnh đạo UBND tỉnh giao nhiều nhiệm vụ quan trọng cho ngành Tài nguyên và Môi trường
(binhthuan.gov.vn) Chiều 20/01/2025, Sở Tài nguyên và Môi
trường đã tổ chức Hội nghị tổng kết công tác năm
2024; triển khai nhiệm vụ năm 2025. Phó Chủ tịch Thường
trực UBND tỉnh Phan Văn Đăng đến dự và giao nhiều
nhiệm vụ quan trọng cho ngành Tài nguyên và Môi trường.
Phát biểu tại hội nghị, Phó Chủ tịch Thường trực
UBND tỉnh Phan Văn Đăng ghi nhận, biểu dương sự nỗ lực
cùng những kết quả mà ngành Tài nguyên và Môi trường
đã đạt được trong năm vừa qua. Những kết quả này
sẽ tạo tiền đề rất quan trọng cho năm 2025.
Bên cạnh đó, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh cũng
đã chỉ ra những tồn tại, hạn chế mà ngành Tài nguyên
và Môi trường cần tập trung khắc phục trong năm 2025,
cụ thể: Các vướng mắc, bất cập trong công tác bồi
thường, hỗ trợ, tái định cư, giải phóng mặt bằng
chậm được tháo gỡ, ảnh hưởng đến tiến độ thực
hiện nhiều công trình, dự án trọng điểm của tỉnh;
công tác xác định giá đất cụ thể đối với các dự
án giao đất, thuê đất trả tiền thuê đất một lần
còn chậm, các vướng mắc chưa được tháo gỡ hiệu
quả; trong năm chưa thực hiện được việc đấu giá
quyền sử dụng đất để mang lại nguồn thu cho ngân
sách địa phương; công tác quản lý chất thải rắn sinh
hoạt theo Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 còn nhiều
khó khăn, vướng mắc; việc triển khai công tác phân loại
chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn theo lộ trình quy
định của Luật Bảo vệ môi trường còn nhiều bất
cập; tình trạng lãng phí trong khai thác, sử dụng tài
nguyên còn tồn tại; tình trạng khai thác trái phép tài
nguyên khoáng sản vẫn còn diễn ra ở một số địa
phương; dự án xây dựng hệ thống hồ sơ địa chính và
cơ sở dữ liệu quản lý đất đai tỉnh Bình Thuận chưa
hoàn thành theo kế hoạch.
Phó
Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Phan Văn Đăng kết
luận buổi làm việc
Nhấn mạnh về tầm quan trọng của năm 2025, Phó Chủ
tịch Thường trực UBND tỉnh, cho biết, đây là năm diễn
ra nhiều sự kiện quan trọng của cả nước cũng như tại
tỉnh Bình Thuận... Đáng chú ý, trong năm 2025, chỉ số
tăng trưởng GRDP của tỉnh phải đạt mức hai con số
theo yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ giao. Chính vì
thế đòi hỏi cả hệ thống chính trị phải vào cuộc
một cách quyết liệt, kịp thời tháo gỡ các khó khăn,
vướng mắc trong việc triển khai các dự án trọng điểm,
đẩy nhanh quá trình giải ngân vốn đầu tư công của
địa phương.
Trên tinh thần đó, lãnh đạo UBND tỉnh yêu cầu ngành
Tài nguyên và Môi trường cần tập trung triển khai thực
hiện quyết liệt, đồng bộ, hiệu quả nhiệm vụ chủ
yếu năm 2025 của ngành và Chương trình hành động thực
hiện các Nghị quyết của Chính phủ, của Tỉnh ủy và
HĐND tỉnh về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội,
dự toán ngân sách nhà nước năm 2025.
Triển khai thực hiện đồng bộ, đầy đủ các quy định
pháp luật về tài nguyên và môi trường đáp ứng yêu
cầu quản lý, sử dụng hiệu quả đất đai, tài nguyên,
bảo vệ môi trường cho phát triển bền vững; tiếp tục
tổ chức triển khai toàn diện, hiệu quả công tác quản
lý đất đai theo quy định của Luật Đất đai 2024. Trong
đó, tập trung hoàn thành việc thẩm định và trình phê
duyệt kế hoạch sử dụng đất năm 2025 cấp huyện; phối
hợp với các địa phương bổ sung vào quy hoạch tất cả
các dự án nằm trong kế hoạch đầu tư công trung hạn
giai đoạn 2026 – 2030; sớm trình ban hành Bảng giá đất
lần đầu để công bố và áp dụng; tiếp tục kiểm
tra, tham mưu xử lý các dự án chậm hoặc không đưa đất
vào sử dụng theo đúng quy định pháp luật; tăng cường
việc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, sử dụng
hiệu quả tài nguyên thiên nhiên đất đai; hoàn thành
công tác đấu giá thu ngân sách các khu đất theo kế
hoạch được giao; tiếp tục tháo gỡ vướng mắc, tập
trung đẩy nhanh tiến độ thực hiện Dự án tổng thể
và xây dựng Hệ thống hồ sơ địa chính và cơ sở dữ
liệu quản lý đất đai trên toàn tỉnh.
Quang
cảnh hội nghị
Lãnh đạo UBND tỉnh cũng lưu ý, ngành Tài nguyên và Môi
trường cần thực tốt công tác tiếp công dân, giải
quyết đơn thư, khiếu nại, tố cáo; đẩy mạnh công tác
cải cách hành chính, chuyển đổi số; tạo mọi điều
kiện thuận lợi và thông thoáng để thu hút các nhà đầu
tư, các thành phần kinh thế tham gia đầu tư phát triển
sản xuất kinh doanh; không để xảy ra tình trạng nhũng
nhiễu, gây phiền hà cho doanh nghiệp.
Đặc biệt, nhanh chóng hoàn thành kiện toàn, sắp xếp tổ
chức bộ máy theo định hướng của Ban Chỉ đạo Trung
ương và của Tỉnh ủy. Tinh thần là phải bảo đảm bộ
máy mới hoạt động tốt hơn bộ máy cũ và đi vào hoạt
động ngay, không để ngắt quãng công việc, không để
khoảng trống về thời gian, không để bỏ trống địa
bàn, lĩnh vực; không để ảnh hưởng đến các hoạt,
động bình thường của xã hội, của người dân.
Giám
đốc Sở Tài nguyên và Môi trường Trần Nguyên Lộc
phát biểu tại hội nghị
Theo báo cáo tại buổi làm việc, trong năm 2024, Sở Tài
nguyên và Môi trường đã tập trung bám sát những nhiệm
vụ trọng tâm được Tỉnh ủy, HĐND tỉnh, UBND tỉnh
giao để chỉ đạo, triển khai thực hiện; công tác quản
lý nhà nước về đất đai, tài nguyên nước, khoáng sản,
môi trường, biển và hải đảo tiếp tục được tăng
cường, góp phần quan trọng phát triển kinh tế - xã hội
của tỉnh Bình Thuận.
Thực hiện Luật Đất đai năm 2024, các Nghị định quy
định chi tiết và Thông tư hướng dẫn thi hành, tập thể
lãnh đạo, công chức, viên chức ngành Tài nguyên và Môi
trường đã chủ động tham mưu UBND tỉnh ban hành các Kế
hoạch thực hiện và tập trung, nỗ lực rà soát xây dựng
dự thảo các văn bản quy phạm pháp luật do UBND tỉnh,
HĐND tỉnh ban hành theo phân cấp để lấy ý kiến. Nhanh
chóng trình ban hành theo quy trình xây dựng văn bản quy
phạm pháp luật, góp phần khơi thông các điểm nghẽn,
sử dụng hiệu quả tài nguyên đất đai phục vụ cho quá
trình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
Ngoài ra, trong năm, ngành Tài nguyên và Môi trường đã
hoàn thành công các thống kê đất đai; tham mưu UBND tỉnh
phê duyệt Kế hoạch sử dụng đất năm 2024 của 10/10
huyện, thị xã, thành phố; tham mưu UBND tỉnh phân bổ
điều chỉnh chỉ tiêu sử dụng đất cho cấp huyện;
trình Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức thẩm định
Kế hoạch sử dụng đất giai đoạn 2021-2025 của tỉnh
Bình Thuận; công tác cấp Giấy chứng nhận quyền sử
dụng đất đạt 2.737,75 ha/1.600 ha (đạt 171% kế hoạch
giao năm 2024).
Việc thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải
công nghiệp đạt 55,6 tỷ đồng/30,0 tỷ đồng, đạt
185% kế hoạch UBND tỉnh giao. Các điểm nóng về môi
trường tiếp tục được giám sát chặt chẽ. Công tác
quản lý nhà nước về khoáng sản được quan tâm chỉ
đạo thực hiện quyết liệt. Công tác kiểm tra khai thác,
vận chuyển, tiêu thụ khoáng sản trái phép trên địa
bàn tỉnh được tăng cường. Đến nay, tình hình vi phạm
pháp luật về khoáng sản trên toàn tỉnh từng bước
được lập lại trật tự./.
Hữu Tri