Tiếp tục thực hiện tốt công tác giám sát và phản biện xã hội của MTTQ Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội

(binhthuan.gov.vn)
Sáng ngày 28/11, Ban Thường vụ Tỉnh ủy tổ chức Hội nghị trực tuyến tổng kết 10
năm thực hiện Quyết định số 217-QĐ/TW, ngày 12/12/2013 của Bộ Chính trị (khóa
XI) về ban hành Quy chế giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt
Nam và các tổ chức chính trị - xã hội. Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch
HĐND tỉnh Nguyễn Hoài Anh chủ trì. Cùng dự tại điểm cầu của tỉnh có Phó Chủ tịch
UBND tỉnh Nguyễn Minh; đại diện lãnh đạo Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh; các tổ
chức chính trị - xã hội tỉnh; các sở, ban, ngành liên quan.
Thực hiện Quyết định
số 217, ngày 12/12/2013 của Bộ Chính trị (khóa XI) về ban hành Quy chế giám sát
và phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã
hội (viết tắt là Quyết định 217); Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã cụ thể hóa bằng nhiều
văn bản lãnh đạo, chỉ đạo để triển khai thực hiện, đồng thời tổ chức nhiều hội
nghị để quán triệt, triển khai. Theo đó, các cấp ủy, chính quyền, Mặt trận Tổ
quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội đã tập trung thực hiện ở địa
phương, đơn vị mình; đồng thời, tổ chức tuyên truyền, quán triệt đến cán bộ, đảng
viên, đoàn viên, hội viên và Nhân dân bằng hình thức phù hợp, giúp cho cán bộ,
đảng viên xác định vai trò, trách nhiệm trong lãnh đạo, tham mưu, đề xuất cấp ủy,
chính quyền các cấp tổ chức thực hiện tốt các nhiệm vụ chính trị được giao;
phát huy dân chủ, quyền và trách nhiệm của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức
chính trị - xã hội và Nhân dân trong tham gia giám sát, phản biện xã hội, góp
phần xây dựng Đảng, chính quyền vững mạnh, nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến
đấu của Đảng và hiệu lực, hiệu quả quản lý của Nhà nước.

Từ năm 2013 -
2023, MTTQ Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội các cấp trong tỉnh đã tổ
chức 10.887 cuộc giám sát đối với các tổ chức, cá nhân; tổ chức 793 hội nghị phản
biện về các chương trình, dự án, đề án phát triển kinh tế - xã hội và các
chương trình, chính sách do các sở, ban, ngành dự thảo trước khi trình cơ quan
có thẩm quyền ban hành. Trên cơ sở đó, việc xem xét, giải quyết các ý kiến góp
ý, kiến nghị sau giám sát luôn được các cấp chính quyền quan tâm chỉ đạo thực
hiện; các ý kiến góp ý, phản biện đều được nghiên cứu, tiếp thu hoặc có báo cáo
giải trình cụ thể; kịp thời điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung các chương trình, dự
án, chính sách phù hợp với thực tiễn, đúng theo quy định của pháp luật, đồng thời
giải quyết những ý kiến, kiến nghị chính đáng của Nhân dân, góp phần tăng cường
mối quan hệ mật thiết giữa Đảng với Nhân dân, củng cố niềm tin của Nhân dân vào
chủ trương, đường lối của Đảng, sự quản lý, điều hành của Nhà nước.


Tại hội nghị, các
đại biểu đã trao đổi, thảo luận về kết quả đạt được, cũng như những khó khăn, hạn
chế trong công tác giám sát, phản biện xã hội, trách nhiệm của chính quyền các
cấp trong việc tiếp thu, giải quyết các kiến nghị của MTTQ Việt Nam và các tổ
chức chính trị - xã hội tỉnh sau giám sát, phản biện xã hội. Các đại biểu cũng đã
đề xuất nhiều giải pháp để làm tốt hơn công tác giám sát, phản biện xã hội
trong thời gian tới.

Kết luận hội nghị,
Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Nguyễn Hoài Anh nhấn mạnh, việc
thực hiện giám sát, phản hiện xã hội mang lại lợi ích rất lớn cho đối tượng được
giám sát, phản biện, cũng như phát huy tốt bản chất là thực hiện quyền làm chủ
của Nhân dân. Chính vì vậy, công tác này luôn được Đảng, Nhà nước quan tâm.
Đánh giá cao kết
quả đạt được qua 10 năm thực hiện Quyết định 217 của Bộ Chính trị, Phó Bí thư
Thường trực Tỉnh ủy cũng chỉ rõ những tồn tại, hạn chế như: Vẫn còn một bộ phận
cấp ủy, chính quyền, cơ quan đơn vị có liên quan chưa nhận thức sâu sắc về việc
giám sát phản biện xã hội của MTTQ Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội các
cấp; việc triển khai và phương pháp thực hiện tại một số địa phương, đơn vị vẫn
còn lúng túng; việc thực hiện giám sát, phản biện xã hội chưa thực sự đảm bảo…
Phó Bí thư Thường
trực Tỉnh ủy đề nghị trong thời gian tới, các cấp ủy, chính quyền, MTTQ Việt
Nam và các tổ chức chính trị - xã hội tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền nhằm nâng
cao nhận thức và hành động của các cấp, các ngành và xem việc giám sát phản biện
xã hội là nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên quan trọng. Thực hiện việc chọn chủ
đề, giao nhiệm vụ tổ chức thực hiện giám sát phản biện xã hội sát với nhu cầu của
đoàn viên, hội viên, Nhân dân, sát với tình hình thực tế.
Phó Bí thư Thường
trực Tỉnh ủy cũng đề nghị các cơ quan, đơn vị có liên quan phối hợp chặt chẽ, tạo
điều kiện để MTTQ Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội thực hiện giám sát,
phản biện xã hội. Mặt khác, chính quyền các cấp cần đảm bảo về kinh phí thực hiện
việc giám sát, phản biện xã hội theo quy định; chú trọng thực hiện nghiêm túc
việc tiếp thu, giải trình, giải quyết những kiến nghị, đề xuất của MTTQ Việt
Nam và các tổ chức chính trị - xã hội sau giám sát, phản biện xã hội.
TT Dân