Toạ đàm góp ý làm rõ hơn về Đề án chuẩn mực văn hoá, gia đình, con người Bình Thuận
Lượt xem: 397
Anh-tin-bai

(binhthuan.gov.vn) Tiếp tục chương trình Hội thảo khoa học cấp khu vực với chủ đề “Chuẩn mực văn hoá, gia đình, con người Bình Thuận gắn với hệ giá trị văn hoá, gia đình và con người Việt Nam thời kỳ mới”; trong chiều 09/8, các đại biểu đã tham gia buổi toạ đàm để làm rõ hơn một số vấn đề được hội thảo nêu ra trong phiên buổi sáng.

Anh-tin-bai

 

Anh-tin-bai

Đại biểu tham gia ý kiến tại buổi toạ đàm

Trong phiên làm việc buổi chiều, các đại biểu đã tham gia thảo luận sâu hơn về những nội dung cụ thể của chuẩn mực văn hoá, gia đình, con người Bình Thuận. Theo đó, các đại biểu đánh giá, nội dung đề án đã bám sát các giá trị quốc gia, văn hoá, gia đình và các chuẩn mực con người Việt Nam trong giai đoạn mới và lấy đó làm cơ sở, nền tảng cho việc xây dựng đề án.

Tuy nhiên, có ý kiến cho rằng, bất cứ một đề án nào cũng đều phải có mục tiêu chung và mục tiêu cụ thể. Đề án cần phải làm rõ hai mục tiêu này, tránh nói chung chung. Ý kiến cũng nêu rõ, để có mục tiêu cụ thể, ngoài việc lấy các hệ giá trị văn hoá, gia đình và con người Việt Nam trong thời kỳ mới làm chuẩn, cần phải xác định rõ những đặc trưng của vùng đất và người Bình Thuận trong quan hệ với các địa phương khác và trong tổng thể kinh tế - xã hội của Việt Nam. Từ những đặc trưng này, mới xác định bộ tiêu chí để xây dựng “Chuẩn mực văn hoá, gia đình, con người Bình Thuận gắn với các hệ giá trị văn hoá, gia đình và con người Việt Nam thời kỳ mới”.

Để đề án rõ ràng hơn, có ý kiến cho rằng, sau khi xác định được nội dung và nhiệm vụ cụ thể xây dựng chuẩn mực văn hoá, giá trị con người Bình Thuận trong đề án, cần phải đưa ra Bộ tiêu chí cụ thể để ứng xử trong gia đình, cơ quan và địa phương tỉnh Bình Thuận.

Ngoài ra đề án cũng cần phải xác định rõ đối tượng nào là trung tâm của đề án. Đối tượng đó bị tác động, ảnh hưởng bởi những yếu tố nào. Trên cơ sở đó, có những chính sách can thiệp phù hợp để phát huy tình hiệu quả của đề án.

Anh-tin-bai

GS.TSKH Trần Ngọc Thêm tham gia ý kiến tại buổi toạ đàm

Tham gia góp ý đề án, GS.TSKH Trần Ngọc Thêm cho rằng: Đối với nội dung đề án, lý luận là điều rất quan trọng. Đây là nền tảng để xây dựng các hệ thống và giá trị thực tiễn. Do đó cần xây dựng, hoàn thiện hệ thống lý luận của đề án.

Đối với các giá trị văn hoá của con người Bình Thuận được nêu trong đề án, GS.TSKH Trần Ngọc Thêm cho rằng: Hiện nay, Việt Nam đang ở giai đoạn biến động rất mạnh về văn hoá, sự chuyển đổi hệ giá trị văn hoá đang diễn ra nhanh chóng và là xu thế tất yếu, chính vì thế bản thân các giá trị văn hoá truyền thống cũng cần phải thay đổi sao cho phù hợp với thực tế. Đừng quá coi trọng việc duy trì, bảo tồn văn hoá truyền thống. Mỗi giá trị văn hoá đưa vào đề án cần được cân nhắc, tính toán kỹ lưỡng theo hướng chỉ đưa vào đề án những giá trị mà địa phương hướng đến hoặc còn đang thiếu, không nhất thiết phải bám sát theo các định hướng của Trung ương. Đối với nội dung đề án, không nên ôm đồm, chỉ giữ lại những thứ thật sự cần, cái gì không cần thiết cần được lược bỏ...

Anh-tin-bai

Giám đốc Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch Bùi Thế Nhân phát biểu tại buổi toạ đàm

Phát biểu tại buổi toạ đàm, Giám đốc Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch Bình Thuận Bùi Thế Nhân, cho biết: Trong những năm gần đây, kinh tế của Bình Thuận đang phát triển rất nhanh chóng, đời sống người dân ngày càng được cải thiện. Cùng với sự phát triển kinh tế, phát triển văn hoá xứng tầm là một trong nhiều yêu cầu được tỉnh Bình Thuận đặt ra. Đây là lý do ra đời của Đề án “Chuẩn mực văn hoá, gia đình, con người Bình Thuận gắn với hệ giá trị văn hoá, gia đình và con người Việt Nam thời kỳ mới”.

Thay mặt Ban soạn thảo đề án, tỉnh Bình Thuận sẽ tiếp thu đầy đủ các ý kiến góp ý tại cuộc họp để sớm hoàn thiện đề án, đảm bảo tính khả thi của đề án khi triển khai áp dụng vào thực tiễn.

Lãnh đạo Sở Văn Hoá, Thể thao và Du lịch Bình Thuận cho biết thêm: Trước mắt địa phương đang rất cần những nghiên cứu chuyên sâu, làm cơ sở để ban hành các Nghị quyết, Chương trình hành động để tạo ra nền tảng chuẩn mực văn hoá, gia đình, con người Bình Thuận. Hiện nay, địa phương đang gặp khó trong việc tìm ra “bản sắc riêng” của văn hoá, con người Bình Thuận. Do đó, rất mong nhà trường cùng các chuyên gia sẽ góp sức cùng với địa phương tìm ra nét đặc trưng, bản sắc riêng của văn hoá, con người Bình Thuận.

Anh-tin-bai

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Minh phát biểu kết thúc buổi toạ đàm

Phát biểu kết thúc buổi toạ đàm, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Minh khẳng định: Thông qua buổi hội thảo và toạ đàm trong ngày hôm nay, tỉnh Bình Thuận nhận thấy để đề án hoàn chỉnh và đi vào cuộc sống, đòi hỏi cần phải làm rất nhiều công việc.

Lãnh đạo UBND tỉnh Bình Thuận bày tỏ mong muốn, ngay sau buổi toạ đàm lần này, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn TP.Hồ Chí Minh cùng với Ban soạn thảo đề án của tỉnh cần làm việc cùng nhau để cân nhắc lại quan điểm, hướng tiếp cận của đề án. Trong những buổi làm việc tiếp theo, hi vọng cả hai bên sẽ tìm ra được điểm chung để sớm hoàn thiện, đưa đề án đi vào thực tiễn./.

Hữu Tri

Video tuyên truyền
  • Năm du lịch quốc gia Bình Thuận 2023
  • Bãi biển lagi ở Bình Thuận rất đẹp
  • Top 10 địa điểm du lịch nổi tiếng Phan Thiết
  • Bình Thuận Nông thôn mới 12-9-2019
  • Buổi sáng nơi Cảng cá Cồn Chà Bình Thuận
  • Đảm bảo hoạt động kinh tế và đời sống tại Bình Thuận phát triển ổn định
  • Phóng Sự Làng Chài Mũi Né
  • Khu du lịch Biển Đá Vàng
  • Du lịch Tà Cú - Bình Thuận
  • Mũi Kê Gà - Phan Thiết đẹp bất ngờ
1 2 
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tháng hiện tại: 1
  • Tổng lượt truy cập: 1