Bình Thuận: Phát huy vai trò Liên hiệp Hội trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và chuyển đổi số
Sau 15 năm triển khai thực hiện Chỉ
thị số 42-CT/TW của Bộ Chính trị và 5 năm thực hiện Kết luận số 93-KL/TW của
Ban Bí thư, tỉnh Bình Thuận đã đạt nhiều kết quả nổi bật trong việc củng cố,
phát triển và nâng cao hiệu quả hoạt động của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ
thuật (Liên hiệp Hội), đóng góp thiết thực vào sự nghiệp phát triển kinh tế -
xã hội của tỉnh trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và chuyển đổi số
quốc gia.
Tổ chức bộ máy tinh gọn, đội ngũ trí
thức ngày càng phát triển
Từ 23 hội thành viên ban đầu, đến
nay Liên hiệp Hội Bình Thuận đã phát triển thành hệ thống với 36 tổ chức thành
viên, 3 trung tâm trực thuộc và 1 Câu lạc bộ trí thức, thu hút hơn 12.700 hội
viên, trong đó có 85 tiến sĩ và gần 600 thạc sĩ. Bộ máy được kiện toàn theo
hướng tinh gọn, chuyên nghiệp, từng bước trẻ hóa đội ngũ cán bộ.

Hoạt động tư vấn, phản biện và phổ
biến kiến thức ngày càng hiệu quả
Liên hiệp Hội đã tích cực tham gia
tư vấn, phản biện nhiều đề án, chính sách phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh,
thực hiện 15 dự án cấp Trung ương, 43 đề tài cấp tỉnh và 15 chương trình khoa
học công nghệ. Các hoạt động như hội thảo, hội thi sáng tạo kỹ thuật, cuộc thi dành
cho thanh thiếu niên – nhi đồng, tôn vinh trí thức tiêu biểu… được tổ chức
thường xuyên, tạo sân chơi học thuật bổ ích, khơi dậy tiềm năng sáng tạo trong
cộng đồng, đặc biệt là giới trẻ.
Tham gia vào chuyển đổi số, khoa học
công nghệ và đổi mới sáng tạo
Trước yêu cầu của thời đại số, Liên
hiệp Hội đã từng bước khẳng định vai trò cầu nối giữa đội ngũ trí thức với các
cấp ủy, chính quyền trong việc đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ khoa học – kỹ thuật
vào đời sống, phát triển kinh tế số, xây dựng chính quyền số, xã hội số. Nhiều
mô hình ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao, công nghệ sinh học, công nghệ thông
tin… đã được triển khai hiệu quả, góp phần thúc đẩy phát triển bền vững.
Tăng cường liên kết, mở rộng hợp tác
Không chỉ hoạt động trong phạm vi
tỉnh, Liên hiệp Hội Bình Thuận đã chủ động mở rộng quan hệ với các tổ chức
trong và ngoài nước, ký kết hợp tác với các trường đại học, bệnh viện, hiệp hội
chuyên ngành…, thu hút trí thức trong và ngoài tỉnh cùng trí thức Việt Nam ở
nước ngoài tham gia xây dựng quê hương.
Hướng tới một tổ chức chính trị – xã
hội vững mạnh, chuyên nghiệp
Với định hướng đến năm 2035 và tầm
nhìn đến 2045, Bình Thuận đặt mục tiêu xây dựng Liên hiệp Hội tỉnh trở thành tổ
chức chính trị – xã hội vững mạnh, là lực lượng nòng cốt trong tập hợp, phát
huy sức sáng tạo của đội ngũ trí thức phục vụ phát triển kinh tế – xã hội, nhất
là trong ba lĩnh vực trụ cột: công nghiệp, nông nghiệp và du lịch.
Sự chỉ đạo nhất quán của Tỉnh ủy,
UBND tỉnh, cùng với nỗ lực đổi mới nội dung, phương thức hoạt động của Liên
hiệp Hội là yếu tố then chốt để tiếp tục phát huy vai trò của trí thức trong sự
nghiệp đổi mới, công nghiệp hóa – hiện đại hóa, hội nhập và phát triển bền vững
tỉnh Bình Thuận.
LTT-NTN