Nghiệm thu mô hình “trình diễn áp dụng một số giống lúa mới chất lượng cao”
Lượt xem: 133


(binhthuan.gov.vn) Trung tâm Khuyến nông tỉnh vừa tổ chức nghiệm thu mô hình “trình diễn áp dụng một số giống lúa mới chất lượng cao” quy mô 3,4 ha/11 hộ tại xã Phan Hòa, huyện Bắc Bình tham gia.

Theo đó, mô hình được thực hiện từ tháng 9 - 12/2024, với 3 loại giống, gồm giống Hương Châu 6 diện tích 1,9 ha/6 hộ; giống lúa NPV79 diện tích 0,7 ha/ 2 hộ và Đài Thơm 8 (đối chứng 1) với 0,8 ha/3 hộ. Ruộng trong mô hình áp dụng gieo sạ bằng bình phun, tưới nước ướt khô xen kẽ. Đồng thời, áp dụng quy trình kỹ thuật “1 phải 6 giảm”: Phải sử dụng giống xác nhận, giảm lượng giống, giảm phân bón, giảm thuốc bảo vệ thực vật, giảm lượng nước tưới, giảm thất sau thu hoạch và giảm phát thải khí Carbon, tăng cường sử dụng phân hữu cơ, thuốc bảo vệ thực vật sinh học và ghi chép nhật ký điện từ đồng ruộng thay cho nhật ký giấy truyền thống…

Kết quả, diện tích trong mô hình chi phí đầu tư một số mục cao hơn ngoài mô hình như phân bón hữu cơ, công bón lót… Tuy nhiên, một số chi phí khác giảm rõ rệt như giống, phân hóa học, thuốc bảo vệ thực vật, công phun thuốc, dặm…

Theo đánh giá của Trung tâm Khuyến nông tỉnh, thông qua mô hình, bà con nông dân đã nắm bắt tiếp thu được “Kỹ thuật sản xuất lúa theo tiêu chuẩn bền vững SRP” và tiếp cận ghi nhật ký sản xuất điện tử để truy xuất nguồn gốc. Đồng thời, giúp nông dân bước đầu áp dụng theo quy trình sản xuất “1 phải 6 giảm”, cách quản lý đồng ruộng, bảo vệ môi trường, từng bước hình thành vùng sản xuất tập trung, góp phần nâng cao thu nhập, ổn định đời sống.

Bên cạnh đó, hộ tham gia mô hình tiết kiệm 50 - 60% lượng giống so với sản xuất đại trà. Năng suất mô hình tăng hơn 4 tạ/ha so với sản xuất đại trà. Tổng chi phí cho 1 ha lúa trong ruộng mô hình thấp hơn so với ruộng ngoài mô hình hơn 1,5 triệu đồng (chiếm 5 %). Trong khi đó, lợi nhuận mô hình tăng khoảng 20% ( 3,7 triệu đồng/ ha) so với ngoài mô hình. Ngoài ra, bà con có thể bổ sung 2 loại giống lúa mới Hương Châu 6 và NVP 79 vào cơ cấu giống…

Trung tâm Khuyến nông tỉnh cũng cho biết, trong canh tác, hộ dân tăng cường sử dụng các phân hữu cơ, thuốc sinh học trong sản xuất. Mục đích, góp phần cải tạo đất, hạn chế lúa ma, lúa cỏ, sâu bệnh hại, nâng cao năng suất, chất lượng, tạo ra được sản phẩm an toàn. Thực hiện 4 lần khô, 5 lần ướt trong vụ giúp cây lúa to, bộ rễ phát triển, chống ngã, ướt tiết kiệm lượng nước tưới và giảm phát thải Carbon.

Được biết, Bắc Bình là một trong những huyện trọng điểm canh tác lúa của tỉnh với tổng diện tích 39.306 ha/năm. Trong đó, diện tích sản xuất lúa của xã Phan Hòa là 6.305 ha/năm. Tuy nhiên, bà con vẫn còn giữ phương pháp canh tác truyền thống, sử dụng một số loại giống lúa nhiều năm liên tục trên cánh đồng, dẫn đến lúa dễ kháng thuốc, kháng sâu, bệnh hại và cho năng suất thấp, lượng giống gieo sạ 25 – 35 kg/sào, chưa áp dụng đồng bộ cơ giới hóa vào trong sản xuất nên năng suất, chất lượng chưa đạt được như mong muốn. Việc ứng dụng cơ giới hóa vào trong sản xuất nông nghiệp không chỉ giải phóng sức lao động, nâng cao năng suất trên cùng một diện tích canh tác mà còn hướng đến một nền nông nghiệp hiện đại, toàn diện và bền vững...

TT Dân

Video tuyên truyền
  • Hướng dẫn nộp hồ sơ Lý lịch tư pháp trên ứng dụng định danh và xác thực điện tử VNeID của Bộ Công an
  • Năm du lịch quốc gia Bình Thuận 2023
  • Bãi biển lagi ở Bình Thuận rất đẹp
  • Top 10 địa điểm du lịch nổi tiếng Phan Thiết
  • Bình Thuận Nông thôn mới 12-9-2019
  • Buổi sáng nơi Cảng cá Cồn Chà Bình Thuận
  • Đảm bảo hoạt động kinh tế và đời sống tại Bình Thuận phát triển ổn định
  • Phóng Sự Làng Chài Mũi Né
  • Khu du lịch Biển Đá Vàng
  • Du lịch Tà Cú - Bình Thuận
1 2 
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tháng hiện tại: 1
  • Tổng lượt truy cập: 1