Người trồng sầu riêng có thu nhập khá ổn định
Lượt xem: 6946

(binhthuan.gov.vn) Trong những năm gần đây, cây sầu riêng được trồng ở nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh, mang lại lợi nhuận tương đối ổn định cho người trồng.

Theo Trung tâm Khuyến nông tỉnh, hiện nay diện tích trồng sầu riêng toàn tỉnh khoảng 2.400 ha, tập trung ở 3 huyện: Hàm Thuận Bắc, Đức Linh và Tánh Linh. Trong đó, có 1.800 ha đang trong thời kỳ kinh doanh với năng suất bình quân 10 -25 tấn/ha, sản lượng thu hoạch khoảng 40.000 tấn mỗi năm. 

Tại huyện Hàm Thuận Bắc, diện tích trồng sầu riêng khoảng 1.000 ha, trong đó khoảng 200 ha được áp dụng mô hình tưới tiết kiệm nước. Sầu riêng trồng tập trung tại 4 xã là Đông Tiến, Đông Giang, La Dạ, Đa Mi. Tính đến cuối năm 2021, diện tích thu hoạch sầu riêng tại xã Đa Mi là 700 ha, chiếm gần 90% diện tích sầu riêng thu hoạch và sản lượng sầu riêng trên toàn huyện, năng suất trong giai đoạn kinh doanh khoảng 10 tấn/ha; sản lượng sầu riêng trong năm 2022 khoảng 2.000 tấn. Trên địa bàn huyện, hiện nay có 3 đơn vị liên kết sản xuất lớn, gồm: Hợp tác xã sản xuất kinh doanh - dịch vụ nông nghiệp Đa Mi có 20 thành viên với diện tích 60 ha cây sầu riêng; Hợp tác xã Tổng hợp Nông nghiệp Đa Mi - Thôn Đaguri, xã Đa Mi với 18 thành viên, diện tích trồng sầu riêng hơn 50 ha; Tổ hợp tác cây Sầu riêng an toàn tại Thôn 4 xã La Dạ có19 thành viên với diện tích 31,1 ha.

Diện tích sầu riêng trên địa bàn huyện Tánh Linh là hơn 200 ha, được trồng ở thôn 5 - xã Đức Phú và thôn Đa Mi - xã La Ngâu. Trên địa bàn có Chi hội nghề nghiệp trồng cây sầu riêng Đức Phú với 32 hội viên, canh tác sầu riêng trên diện tích 47,7 ha.

Tại huyện Đức Linh có khoảng 1.200 ha sầu riêng, diện tích sầu riêng thu hoạch năm 2021 của huyện là 680 ha, với năng suất bình quân 20 tấn/ha, sản lượng 13,6 nghìn tấn. Phát triển ở xã Đa Kai, Mê Pu. Trên địa bàn huyện có 03 đơn vị liên kết sản xuất lớn là Hợp tác xã Sầu riêng Rô Mô - Thôn 10, xã Đa Kai; Tổ Liên kết sản xuất sầu riêng VietGAP xã Đa Kai - Thôn 7 và thôn 10, xã Đa Kai; Tổ hợp tác sầu riêng Tà Pứa - thôn 7, xã Mê Pu.

Thông qua chương trình OCOP của tỉnh, có 4 đơn vị liên kết sản xuất đã nỗ lực để đưa được sản phẩm sầu riêng của mình vào danh mục sản phẩm OCOP tỉnh Bình Thuận giai đoạn 2022 – 2025 gồm: Sầu riêng tươi của Hợp tác xã sản xuất kinh doanh dịch vụ nông nghiệp Đa Mi; Sầu riêng tươi của Hợp tác xã Tổng hợp Nông nghiệp Đa Mi, Sầu riêng của Tổ hợp tác xã Đức Phú; Sầu riêng Tà Pứa của Tổ hợp tác sầu riêng Tà Pứa. 

Nhờ điều kiện tự nhiên và thị trường tiêu thụ thuận lợi để phát triển cây sầu riêng tại các địa phương trên địa bàn tỉnh nên người trồng sầu riêng đã có thu nhập bình quân 180 triệu đồng/ha/năm.

Nguyễn Phương

 

Video tuyên truyền
  • Hướng dẫn nộp hồ sơ Lý lịch tư pháp trên ứng dụng định danh và xác thực điện tử VNeID của Bộ Công an
  • Năm du lịch quốc gia Bình Thuận 2023
  • Bãi biển lagi ở Bình Thuận rất đẹp
  • Top 10 địa điểm du lịch nổi tiếng Phan Thiết
  • Bình Thuận Nông thôn mới 12-9-2019
  • Buổi sáng nơi Cảng cá Cồn Chà Bình Thuận
  • Đảm bảo hoạt động kinh tế và đời sống tại Bình Thuận phát triển ổn định
  • Phóng Sự Làng Chài Mũi Né
  • Khu du lịch Biển Đá Vàng
  • Du lịch Tà Cú - Bình Thuận
1 2 
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tháng hiện tại: 1
  • Tổng lượt truy cập: 1