Những khó khăn, vướng mắc, bất cập trong 05 năm thực hiện “Đề án Đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác tổ chức thi hành pháp luật” giai đoạn năm 2018-2022
Lượt xem: 819


 

Thực hiện Quyết định số 430/QĐ-BTP ngày 22/3/2023 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành kế hoạch tổng kết 05 năm thực hiện “Đề án Đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác tổ chức thi hành pháp luật” giai đoạn năm 2018 – 2022 ban hành kèm theo Quyết định số 242/QĐ-TTg ngày 26/02/2018 của Thủ tướng Chính phủ. Ngày 09 tháng 5 năm 2023, Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận đã ban hành Báo cáo số 98/BC-UBND báo cáo tổng kết 05 năm thực hiện “Đề án Đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác tổ chức thi hành pháp luật” giai đoạn năm 2018-2022 trên địa bàn tỉnh. Theo đó, qua tổng kết 05 năm thực hiện “Đề án Đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác tổ chức thi hành pháp luật” giai đoạn năm 2018-2022 đã đem lại nhiều kết quả nhất định, tuy nhiên quá trình tổ chức thực hiện cũng gặp nhiều vướng mắc, bất cập. Cụ thể:

 

Về thể chế: Hiện nay, chưa có Luật Tổ chức thi hành pháp luật; việc tổ chức thi hành pháp luật, theo dõi thi hành pháp luật chủ yếu được điều chỉnh bởi Nghị định số 59/2012/NĐ-CP, Nghị định số 32/2020/NĐ-CP của Chính phủ, Thông tư số 14/2014/TT-BTP, Thông tư số 04/2021/TT-BTP của Bộ trưởng Bộ Tư pháp. Quy trình tiếp nhận, xử lý kiến nghị, phản ánh của cơ quan, tổ chức, cá nhân về tình hình thi hành pháp luật chưa được Trung ương ban hành. Bộ Tư pháp cũng chưa ban hành thông tư hướng dẫn tiêu chí đánh giá tình hình thi hành pháp luật trên cơ sở kết quả áp dụng thí điểm Khung theo dõi thi hành pháp luật và Hệ thu thập dữ liệu phục vụ công tác theo dõi thi hành pháp luật. Do đó, địa phương chưa có cơ sở triển khai thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ, giải pháp theo Đề án 242 tại địa phương.

 

Việc kiện toàn tổ chức, bộ máy và biên chế làm công tác pháp chế nói chung, công tác tổ chức thi hành và theo dõi thi hành pháp luật nói riêng gặp nhiều khó khăn. Cho đến thời điểm hiện tại, trên địa bàn tỉnh không còn cơ quan chuyên môn nào thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh có phòng pháp chế; nhiệm vụ pháp chế được giao cho công chức thuộc Văn phòng hoặc Thanh tra sở thực hiện. Hầu hết các cơ quan chỉ bố trí công chức kiêm nhiệm công tác pháp chế (20/21 công chức kiêm nhiệm thực hiện nhiệm vụ pháp chế, chiếm 95%); trình độ cử nhân luật 11/21 (trong đó có 01 thạc sĩ luật) mới chỉ đạt 53%; chuyên môn khác 10/21 (chiếm 47%). Từ đó, dẫn đến chất lượng trong tham mưu, thực hiện nhiệm vụ tổ chức thi hành pháp luật ở một số sở, ngành, địa phương còn bộc lộ nhiều hạn chế, chưa thực sự đáp ứng so với yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới hiện nay.

 

Bộ phận chuyên trách tham mưu công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật của ngành tư pháp còn mỏng, chưa đáp ứng đầy đủ yêu cầu nhiệm vụ. Phần lớn các vụ việc khó khăn, phức tạp, có vướng mắc về pháp lý của địa phương đã kéo dài nhiều năm nhưng cơ quan tư pháp không tham gia giải quyết ngay từ đầu nên gặp nhiều khó khăn trong thu thập thông tin, đánh giá và đề xuất hướng xử lý.

 

Kinh phí bố trí cho công tác tổ chức thi hành và theo dõi thi hành pháp luật tuy được quan tâm nhưng nhìn chung vẫn chưa đáp ứng so với yêu cầu công việc ngày càng cao, khối lượng công việc ngày càng tăng; đặc biệt là trong 02 năm 2020, 2021 và nửa đầu năm 2022, do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 phải cắt giảm kinh phí để tập trung cho công tác phòng, chống dịch bệnh nên có ảnh hưởng đến việc tổ chức thi hành và theo dõi thi hành pháp luật trên địa bàn tỉnh.

 

Nguyên nhân của những bất cập nêu trên là: Cấp ủy Đảng, chính quyền ở một số sở, ngành, địa phương chưa thật sự quan tâm đúng mức đến công tác tổ chức và theo dõi thi hành pháp luật, còn có tâm lý xem đây là nhiệm vụ của ngành tư pháp.

 

Công tác tổ chức và theo dõi thi hành pháp luật có phạm vi rộng, gắn với tất cả các lĩnh vực quản lý nhà nước; trong khi đó, chưa có tiêu chí cụ thể, rõ ràng để đánh giá mức độ tuân thủ, hiệu quả công tác theo dõi thi hành pháp luật. Công tác phối hợp trong tổ chức thi hành pháp luật, theo dõi tình hình thi hành pháp luật của một số đơn vị, địa phương chưa được thường xuyên, liên tục, hiệu quả chưa cao.

 

Những kiến nghị: Đề nghị Bộ Tư pháp:

Tham mưu hoàn thiện thể chế liên quan công tác tổ chức thi hành pháp luật, tạo điều kiện để các địa phương triển khai thực hiện, thống nhất, đồng bộ và có hiệu quả, như: Quy trình tiếp nhận, xử lý kiến nghị, phản ánh của cơ quan, tổ chức, cá nhân về tình hình thi hành pháp luật; Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 55/2011/NĐ-CP ngày 04/7/2011 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của tổ chức pháp chế; ban hành thông tư hướng dẫn tiêu chí đánh giá tình hình thi hành pháp luật.

 

Phối hợp Bộ Tài chính tiếp tục rà soát, sửa đổi, bổ sung các quy định liên quan đến kinh phí bảo đảm cho công tác tổ chức thi hành pháp luật theo hướng toàn diện, đầy đủ nội dung, mức chi và tương xứng với yêu cầu nhiệm vụ thực tế của công tác này.

 

Thường xuyên tổ chức các hội nghị tập huấn, bồi dưỡng nâng cao kiến thức pháp luật và năng lực, kỹ năng nghiệp vụ tổ chức thi hành pháp luật cho đội ngũ cán bộ, công chức thực hiện nhiệm vụ pháp chế tại địa phương./.

 

Phương Đặng

Cùng chuyên mục
1 2 3 4 5  ... 
Video tuyên truyền
  • Năm du lịch quốc gia Bình Thuận 2023
  • Bãi biển lagi ở Bình Thuận rất đẹp
  • Top 10 địa điểm du lịch nổi tiếng Phan Thiết
  • Bình Thuận Nông thôn mới 12-9-2019
  • Buổi sáng nơi Cảng cá Cồn Chà Bình Thuận
  • Đảm bảo hoạt động kinh tế và đời sống tại Bình Thuận phát triển ổn định
  • Phóng Sự Làng Chài Mũi Né
  • Khu du lịch Biển Đá Vàng
  • Du lịch Tà Cú - Bình Thuận
  • Mũi Kê Gà - Phan Thiết đẹp bất ngờ
1 2 
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tháng hiện tại: 1
  • Tổng lượt truy cập: 1