Ngành giáo dục Bình Thuận 30 năm 1 chặng đường: Cố gắng hoàn thiện, phát triển, đáp ứng nhu cầu học tập của con em người dân trong tỉnh
Bên cạnh đó, cơ sở vật chất, trang thiết bị
phục vụ cho hoạt động dạy và học tiếp tục được tăng cường đầu tư theo hướng kiên
cố hóa, trường đạt chuẩn quốc gia. Trong đó, phải kể đến là Trường THPT chuyên
Trần Hưng Đạo được đầu tư xây dựng tại vị trí mới, với diện tích 4,8 ha theo
tiêu chuẩn quốc tế, là nơi đào tạo nhân tài cho tỉnh. Cơ sở vật chất nơi
đây được đầu tư xây dựng khang trang với đầy đủ phòng học, phòng thí nghiệm
thực hành, thư viện và ký túc xá có sức chứa khoảng 480 học sinh đảm bảo cho
học sinh nội trú ở xa.
Cùng với đó, hệ thống cơ sở đào tạo,
giáo dục nghề nghiệp của tỉnh luôn được quan tâm, kiện toàn và phát triển, góp
phần tích cực trong đào tạo, phát triển nguồn nhân lực tại địa phương.
Ông Phan Đoàn Thái - Giám đốc Sở
Giáo dục và Đào tạo thông tin: Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có 1 trường đại học,
3 trường cao đẳng, 2 trường trung cấp, 14 trung tâm giáo dục nghề nghiệp và 7
cơ sở tham gia hoạt động đào tạo nghề nghiệp. Hoạt động đào tạo nghề từng bước gắn kết chặt chẽ
với doanh nghiệp và nhu
cầu thị trường; ngành nghề, loại hình đào tạo đa dạng hơn. Các cơ sở giáo dục nghề nghiệp
có nhiều đổi mới về công tác tư vấn hướng nghiệp, tuyển sinh, thực hiện tốt chế
độ, chính sách đối với người học. Các trường đại học, cao đẳng trong tỉnh được
tạo điều kiện và khuyến khích tăng cường hợp tác, liên kết đào tạo với các
trường đại học trong cả nước, góp phần đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao
cho tỉnh. Tỷ lệ lao
động qua đào tạo bằng các hình thức nâng từ 28% năm 2010 lên 72% năm 2022,
trong đó, tỷ lệ lao động qua đào tạo được cấp bằng hoặc chứng chỉ nghề từ 10,6%
lên 29,2%.
Ngoài ra, công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên
chức và nâng cao chất
lượng nguồn nhân lực có nhiều
cố gắng. Tỉnh đã dành
kinh phí đưa cán bộ, công chức, viên chức đi đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình
độ ở trong và ngoài nước, tăng cường cử tuyển đưa đi đào tạo các ngành đang có
nhu cầu.
Có thể khẳng định, qua 30
năm tái lập tỉnh Bình Thuận, ngành giáo dục và đào tạo đã có nhiều chuyển biến
tích cực; mạng lưới trường, lớp học, quy mô giáo
dục từ cấp mầm non, giáo dục phổ thông đến giáo dục thường xuyên, giáo dục nghề
nghiệp đã phát triển rộng khắp, đáp ứng nhu cầu học tập của con em người dân
trong tỉnh.
Phạm Huệ