Quản lý, khai thác an toàn các công trình thuỷ lợi trên địa bàn tỉnh trong mùa mưa lũ năm 2024
Lượt xem: 490

(binhthuan.gov.vn) Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có 40 hồ chứa thủy lợi đang khai thác sử dụng, với dung tích toàn bộ khoảng 441,33 triệu m3, tổng năng lực thiết kế khoảng 60.367 ha; trong đó, có 18 hồ chứa nước lớn, 10 hồ chứa nước vừa và 12 hồ chứa nước nhỏ. Bên cạnh đó, trên địa bàn tỉnh còn có 21 trạm bơm, 132 đập dâng, 185 cống lấy nước đầu mối và cống lấy nước trên kênh chính, 21 km kè bờ bao thủy lợi, 162 tuyến kênh nối mạng và kênh chính, 91 công trình phụ trợ phục vụ quản lý, khai thác công trình, 707 km đường quản lý các hệ thống, công trình thủy lợi.

 

Thực hiện chỉ đạo của UBND tỉnh, trong thời gian qua Công ty TNHH MTV Khai thác công trình thủy lợi Bình Thuận đã quản lý, khai thác toàn bộ các hồ chứa thủy lợi trên địa bàn tỉnh, bảo đảm công trình hoạt động an toàn, không để xảy ra sự cố vỡ đập, hồ chứa nước.

 

Tuy nhiên, qua kiểm tra, đánh giá hiện trạng an toàn đập, hồ chứa, công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh Bình Thuận trước mùa mưa lũ năm 2024, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, phần lớn các hồ chứa thủy lợi đang khai thác sử dụng trên địa bàn tỉnh được xây dựng từ những năm 1990 nên hiện nay nhiều hồ chứa bị hư hỏng, xuống cấp, tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn cao khi tích nước; nhiều hồ thuỷ lợi chưa đầu tư lắp đặt trạm đo mưa đầu nguồn và hệ thống cảnh báo lũ hạ du nên khó khăn trong việc dự báo và cảnh báo lũ ở vùng hạ du khi hồ xả lũ. Bên cạnh đó, kinh phí phục vụ sửa chữa, nâng cấp các công trình thuỷ lợi còn hạn chế…

 

Do đó, để quản lý và khai thác có hiệu quả các công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh theo quy định của Luật Thuỷ sản và Nghị định số 114/2018/NĐ-CP ngày 04/9/2018 của Chính phủ, bảo đảm an toàn công trình trong mùa mưa lũ năm 2024 và những năm tiếp theo, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị Công ty TNHH MTV Khai thác công trình thủy lợi nghiên cứu các quy định của Trung ương xây dựng kế hoạch, đề xuất nguồn vốn thực hiện nhiệm vụ quản lý an toàn đập, hồ chứa nước thủy lợi, trình cấp có thẩm quyền xem xét, bố trí kinh phí thực hiện. Đồng thời, cân đối nguồn kinh phí hỗ trợ sử dụng sản phẩm, dịch vụ công ích thuỷ lợi năm 2024 để sửa chữa các vị trí mái đập bị sạt lở, mặt đập bị lún sụt trước mùa mưa lũ năm nay; tăng cường theo dõi diễn biến hình mưa lũ, lượng dòng chảy đến hồ, tình trạng hoạt động của hồ chứa trong suốt mùa mưa lũ để tổ chức vận hành, điều tiết nước tại hồ cho phù hợp với diễn biến tình hình mưa lũ.

 

Ngoài ra, Công ty TNHH MTV Khai thác công trình thủy lợi phải lập, rà soát điều chỉnh, bổ sung phương án bảo vệ công trình thủy lợi, đập, hồ chứa nước; xây dựng phương án ứng phó với sự cố thiên tai và phương án ứng phó với tình huống khẩn cấp cụ thể cho từng hồ chứa làm cơ sở tổ chức thực hiện trong mùa mưa lũ năm 2024. Xây dựng kế hoạch tích nước các hồ chứa trong mùa mưa lũ năm 2024, báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định việc tích nước.

 

Để bảo đảm an toàn cho các công trình thuỷ lợi, nâng cao khả năng chống lũ theo các tiêu chuẩn, quy chuẩn thiết kế mới, tránh để xảy ra sự cố vỡ đập, bảo vệ tính mạng, tài sản của Nhân dân, công trình hạ tầng kỹ thuật quan trọng ở vùng hạ du về lâu dài, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sẽ kiến nghị Trung ương hỗ trợ kinh phí để đầu tư nâng cấp, sửa chữa đối với các công trình thuỷ lợi trên địa bàn tỉnh bị hư hỏng, nhất là hồ thuỷ lợi Cà Giây, Sông Móng, Sông Quao, Sông Dinh 3…

 

Nguyễn Phương

Video tuyên truyền
  • Năm du lịch quốc gia Bình Thuận 2023
  • Bãi biển lagi ở Bình Thuận rất đẹp
  • Top 10 địa điểm du lịch nổi tiếng Phan Thiết
  • Bình Thuận Nông thôn mới 12-9-2019
  • Buổi sáng nơi Cảng cá Cồn Chà Bình Thuận
  • Đảm bảo hoạt động kinh tế và đời sống tại Bình Thuận phát triển ổn định
  • Phóng Sự Làng Chài Mũi Né
  • Khu du lịch Biển Đá Vàng
  • Du lịch Tà Cú - Bình Thuận
  • Mũi Kê Gà - Phan Thiết đẹp bất ngờ
1 2 
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tháng hiện tại: 1
  • Tổng lượt truy cập: 1