Chủ động theo dõi tình hình chuột gây hại trên cây lúa để có biện pháp xử lý kịp thời
Lượt xem: 2979

(binhthuan.gov.vn) Theo Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh, vụ Mùa, toàn tỉnh đã xuống giống được 42.399 ha lúa tại địa bàn huyện Tuy Phong, Bắc Bình, La Gi, Hàm Thuận Bắc và Hàm Thuận Nam, Đức Linh, Tánh Linh, Hàm Tân. Tuy nhiên tình hình thời tiết nắng, khả năng có mưa về tối và đêm, độ ẩm cao là điều kiện thuận lợi cho sâu bệnh phát sinh, phát triển và gây hại.

Hiện nay, trên cây lúa, diện tích nhiễm bệnh đạo ôn lá giai đoạn đẻ nhánh, đòng trổ là 977 ha; sâu đục thân (dảnh héo) gây hại lúa với diện tích 530 ha với tỷ lệ 5-10%; bệnh bạc lá gây hại 381 ha với tỷ lệ 10-20%; ốc bươu vàng gây hại lúa giai đoạn mạ, đẻ nhánh với diện tích 151 ha với mật số 1,5 -3 con/m2... phân bố chủ yếu tại các huyện Đức Linh, Tánh Linh, Hàm Thuận Bắc, Hàm Thuận Nam. Rieeng hiện tượng chuột gây hại trên lúa Mùa giai đẻ nhánh, đòng trổ với diện tích 350 ha, trong đó gây hại nhẹ với tỷ lệ 5-10% dảnh là 240 ha, gây hại trung bình với tỷ lệ hại 10 - 20% là 100 ha, gây hại nặng với diện tích 10 ha, tập trung tại địa bàn huyện Đức Linh… Các đối tượng sâu bệnh khác gây hại rải rác trên các khu vực trồng lúa.

Dự kiến trong thời gian tới, bệnh đạo ôn lá, bạc lá lúa, sâu cuốn lá và sâu đục thân tiếp tục gây hại trên lúa từ giai đoạn đẻ nhánh đến đòng trổ; sâu đục thân (bông bạc), bệnh đạo ôn cổ bông, lem lép hạt và bệnh bạc lá phát sinh và gây hại trên lúa giai đoạn đòng trổ - trổ chín; nhất là tình trạng chuột tiếp tục gây hại, đặc biệt là giai đoạn đòng trổ, trổ chín. Để chủ động phòng trừ sâu bệnh hại lúa, Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật khuyến cáo bà con nông dân cần thăm đồng thường xuyên, điều tra phát hiện các loại dịch hại sớm để có biện pháp xử lý kịp thời, trong đó tập trung các đối tượng dịch hại như: Bệnh đạo ôn, bệnh bạc lá, sâu cuốn lá sâu đục thân, chuột... Riêng tại Đức Linh và Tánh Linh cần tập trung theo dõi thêm tình hình chuột gây hại để có biện pháp xử lý kịp thời như: Phát quang bờ, bụi rậm, gò đống,... làm mất nơi cư trú của chuột; giữ mức nước cao trong ruộng vào giai đoạn đòng - trổ để hạn chế chuột làm tổ ven bờ. Ngoài ra, bà con có thể đào hang, đổ nước, hun khói, xông hơi bằng đất đèn, soi đèn… Dùng các loại bẫy bắt thủ công như: Bẫy kẹp, bẫy lồng, bẫy dính; đồng thời sử dụng bẫy bả để nhử chuột, mồi nhử có thể sử dụng các loại như gạo tấm, cùi dừa, khoai mì thêm ít dầu thực vật, lúa mộng, thức ăn gia súc trộn với các loại thuốc có gốc Warfarin (Rat K 2% DP, Rat-kill 2% DP…), Brodifacoum (Klerat, Vifarat 0.005% AB…)…

TT Dân

 

Video tuyên truyền
  • Hướng dẫn nộp hồ sơ Lý lịch tư pháp trên ứng dụng định danh và xác thực điện tử VNeID của Bộ Công an
  • Năm du lịch quốc gia Bình Thuận 2023
  • Bãi biển lagi ở Bình Thuận rất đẹp
  • Top 10 địa điểm du lịch nổi tiếng Phan Thiết
  • Bình Thuận Nông thôn mới 12-9-2019
  • Buổi sáng nơi Cảng cá Cồn Chà Bình Thuận
  • Đảm bảo hoạt động kinh tế và đời sống tại Bình Thuận phát triển ổn định
  • Phóng Sự Làng Chài Mũi Né
  • Khu du lịch Biển Đá Vàng
  • Du lịch Tà Cú - Bình Thuận
1 2 
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tháng hiện tại: 1
  • Tổng lượt truy cập: 1