image banner
Hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trong Khu công nghiệp Phan Thiết khá ổn định
Lượt xem: 1385

(binhthuan.gov.vn) Dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng kỹ thuật Khu công nghiệp Phan Thiết, giai đoạn 1 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt năm 1998 với diện tích 68 ha, tổng vốn đầu tư 48,281 tỷ đồng. Đến nay, Chủ đầu tư đã hoàn thành việc đầu tư kết cấu hạ tầng Khu công nghiệp Phan Thiết, giai đoạn 1 và đã thu hút được 39 dự án đầu tư thứ cấp, trong đó có 11 dự án đầu tư nước ngoài và 28 dự án trong nước với tổng vốn đầu tư đăng ký là 822,94 tỷ đồng và 74,8 triệu USD, diện tích 51,44 ha, tỷ lệ lấp đầy đạt 100%.

 

Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trong Khu công nghiệp Phan Thiết, giai đoạn 1 khá ổn định, trong 39 dự án đầu tư thứ cấp, có 31 dự án đã đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh. Với các ngành nghề như sản xuất, chế biến thực phẩm, nông sản, hải sản, may mặc, gỗ, giấy, cơ khí, vật liệu xây dựng, phân bón, mua bán và sửa chữa ô tô... Năm 2022 doanh thu của các doanh nghiệp trong Khu công nghiệp Phan Thiết, giai đoạn 1 đạt 4.342,5 tỷ đồng, giá trị xuất khẩu đạt 109,3 triệu USD, nộp ngân sách đạt 44,3 tỷ đồng. Trong 6 tháng đầu năm 2023, doanh thu của các doanh nghiệp đạt 1.800,2 tỷ đồng, giá trị xuất khẩu đạt 36,4 triệu USD, nộp ngân sách đạt 135,3 tỷ đồng; đã giải quyết việc làm cho 4.788 lao động.

 

 Năm 2003, Thủ tướng Chính phủ thống nhất chủ trương cho tỉnh Bình Thuận mở rộng Khu công nghiệp Phan Thiết, đến năm 2005 Chủ tịch UBND tỉnh đã phê duyệt Dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng kỹ thuật khu công nghiệp Phan Thiết, giai đoạn 2. Đến nay, Chủ đầu tư đã cơ bản hoàn thành việc đầu tư kết cấu hạ tầng Khu công nghiệp và đã thu hút được 11 dự án đầu tư, trong đó có 2 dự án đầu tư nước ngoài và 9 dự án trong nước với tổng vốn đầu tư đăng ký là 548,08 tỷ đồng và 11,85 triệu USD, diện tích 23,01 ha, tỷ lệ lấp đầy đạt 74,02%.

 

Hiện nay, Khu công nghiệp Phan Thiết, giai đoạn 2 có 10 dự án đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh. Với các ngành nghề là chế biến thủy sản, vật liệu xây dựng, giấy carton, giấy tự dính, phân bón, chế biến xuất khẩu trái cây, nấm và thảo dược... Năm 2022, doanh thu của các doanh nghiệp trong Khu công nghiệp này đạt 565,1 tỷ đồng, giá trị xuất khẩu đạt 6,6 triệu USD, nộp ngân sách đạt 5,7 tỷ đồng. Trong 6 tháng đầu năm 2023, doanh thu đạt 321 tỷ đồng, giá trị xuất khẩu đạt 10,1 triệu USD, nộp ngân sách đạt 5,2 tỷ đồng; đã giải quyết việc làm cho 1.176 lao động.

 

Có thể thấy, từ khi các doanh nghiệp trong Khu công nghiệp Phan Thiết, giai đoạn 1 và Khu công nghiệp Phan Thiết, giai đoạn 2 đi vào hoạt động, đã tác động tích cực đến phát triển kinh tế - xã hội, giải quyết việc làm cho hàng ngàn lao động tại địa phương, thu nhập của người dân tăng lên so với sản xuất nông nghiệp trước đây, góp phần xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sống vật chất tinh thần của người dân, thay đổi diện mạo của địa phương và khu vực; đẩy nhanh quá trình đô thị hóa và tập trung dân cư, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh từ nông nghiệp sang công nghiệp, dịch vụ.

 

Nguyễn Phương

Video tuyên truyền
  • Hướng dẫn nộp hồ sơ Lý lịch tư pháp trên ứng dụng định danh và xác thực điện tử VNeID của Bộ Công an
  • Năm du lịch quốc gia Bình Thuận 2023
  • Bãi biển lagi ở Bình Thuận rất đẹp
  • Top 10 địa điểm du lịch nổi tiếng Phan Thiết
  • Bình Thuận Nông thôn mới 12-9-2019
  • Buổi sáng nơi Cảng cá Cồn Chà Bình Thuận
  • Đảm bảo hoạt động kinh tế và đời sống tại Bình Thuận phát triển ổn định
  • Phóng Sự Làng Chài Mũi Né
  • Khu du lịch Biển Đá Vàng
  • Du lịch Tà Cú - Bình Thuận
1 2 
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tháng hiện tại: 1
  • Tổng lượt truy cập: 1