Giải pháp phát triển chăn nuôi đại gia súc giảm phát thải nhà kính và thích ứng với biến đổi khí hậu tại tỉnh Bình Thuận
(binhthuan.gov.vn) Sáng
ngày 29/8/2024, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia phối hợp với Trung tâm Khuyến
nông tỉnh Bình Thuận tổ chức toạ đàm “Giải pháp phát triển chăn nuôi đại gia
súc giảm phát thải nhà kính và thích ứng với biến đổi khí hậu tại tỉnh Bình
Thuận”.
Tham dự buổi toạ đàm
có: Tiến sỹ Nguyễn Văn Bắc - Phó Trưởng Văn phòng Khuyến nông Quốc gia Khu vực
Nam bộ; Tiến sỹ Đoàn Đức Vũ - Phó Phân Viện Trưởng Viện chăn nuôi Nam bộ; ông Ngô
Thái Sơn - Phó Giám đốc phụ trách Trung tâm Khuyến nông tỉnh; ông Nguyễn Trọng
Hiệp - Phó Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y Bình Thuận; đại diện lãnh
đạo một số Sở, ban, ngành có liên quan và UBND các huyện, thị xã, thành phố; các
Hợp tác xã, hộ chăn nuôi tiêu biểu trên địa bàn tỉnh…
Ông Ngô Thái Sơn - Phó
Giám đốc phụ trách Trung tâm Khuyến nông tỉnh phát biểu tại buổi toạ đàm
Phát biểu tại buổi
toạ đàm, ông Ngô Thái Sơn - Phó Giám đốc phụ trách Trung tâm Khuyến nông tỉnh
cho biết, theo Quyết định số 1731/QĐ-UBND ngày 09/7/2021 về Kế hoạch phát triển
ngành chăn nuôi trên địa bàn tỉnh giai đoạn (2021 - 2030), tầm nhìn 2045, tỉnh
Bình Thuận tập trung xây dựng, hướng dẫn, giám sát việc thực hiện phát triển
chăn nuôi gắn với thị trường tiêu thụ sản phẩm; nâng cao năng suất, chất lượng,
hạ giá thành và chế biến sâu các sản phẩm chăn nuôi để tăng sức cạnh tranh, mở
rộng thị trường; tiếp tục phát triển chăn nuôi trang trại, gia trại theo hướng
công nghiệp và bán công nghiệp có kiểm soát an toàn dịch bệnh và môi trường,
thích ứng với biến đổi khí hậu. Đồng thời, duy trì phát triển chăn nuôi nông hộ
áp dụng khoa học kỹ thuật, an toàn sinh học, giảm thiểu ô nhiễm môi trường; chú
trọng phát triển chăn nuôi các đối tượng chủ lực như bò, gia cầm và đa dạng hóa
các vật nuôi chủ lực khác như heo, trâu, dê, cừu, vịt, chim yến… nhằm tạo ra
sản phẩm đặc sản, có giá trị kinh tế cao.
Theo ông Ngô Thái Sơn, biến đổi khí hậu trong thời gian qua đã tác động tiêu cực đến nhiều nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam; thời tiết mưa lũ, hạn hán và gió bão bất thường đã gây ra nhiều tổn thất lớn cho nông nghiệp của nước ta. Nhiệt độ tăng cao tạo điều kiện thuận lợi cho sâu bệnh, dịch bệnh làm cho cây trồng bị hạn chế sinh trưởng, động vật nuôi gặp khó khăn do thiếu thức ăn và nước uống. Do đó, ông Ngô Thái Sơn đề nghị các các cơ quan quản lý, cơ quan nghiên cứu, hệ thống Khuyến nông và Hợp tác xã, hộ chăn nuôi trên địa bàn tỉnh tham dự buổi toạ đàm chia sẻ kinh nghiệm, thảo luận và đề xuất các giải pháp để phát triển chăn nuôi đại gia súc giảm phát thải nhà kính và thích ứng với biến đổi khí hậu tại tỉnh Bình Thuận trong thời gian tới.
Báo cáo viên trình bày
tham luận tại buổi toạ đàm
Tại buổi toạ đàm,
đại biểu đã được nghe các chuyên gia, nhà quản lý báo cáo tình hình thực hiện
kế hoạch phát triển ngành chăn nuôi tỉnh Bình Thuận năm 2024, kế hoạch và giải
pháp phát triển ngành chăn nuôi năm 2025; giải pháp phát triển chăn nuôi đại
gia súc giảm phát thải khí nhà kính và thích ứng với biến đổi khí hậu; một số
mô hình và kỹ thuật chăn nuôi đại gia súc nhằm giảm phát thải khí nhà kính tại
tỉnh Bình Thuận.
Toàn cảnh buổi toạ đàm
Các đại biểu tham dự
buổi toạ đàm đã tập trung thảo luận vào các vấn đề: Chính sách hỗ trợ, những
khó khăn để phát triển nông nghiệp gắn với giảm phát thải; đào tạo, thông tin
tuyên truyền; quyền lợi và trách nhiệm của các bên tham gia; các giải pháp thúc
đẩy phát triển nông nghiệp gắn với biến đổi khí hậu.
Thông qua buổi toạ
đàm, Ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh biết được những khó khăn,
vướng mắc trong công tác quản lý, hoạt động, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, công
nghệ và các bất cập trong thực tế sản xuất, chăn nuôi; từ đó, có những chủ
trương, giải pháp cụ thể để phát triển ngành nông nghiệp tích hợp đa giá trị
phù hợp trong thời gian tới. Nhất là, việc thực hiện các mô hình sản xuất gắn
với phát triển chăn nuôi đại gia súc giảm phát thải nhà kính và thích ứng với biến
đổi khí hậu; phát triển sản xuất nông nghiệp gắn với giảm phát thải, ứng dụng
công nghệ thông tin…
Buổi toạ đàm còn
giúp các Hợp tác xã, hộ chăn nuôi trên địa bàn tỉnh nâng cao nhận thức về chăn
nuôi đại gia súc theo hướng giảm phát thải, thích ứng với biến đổi khí hậu,
tích hợp đa giá trị, nâng cao giá trị kinh tế, đồng thời tạo ra những sản phẩm
mới an toàn và phát triển bền vững.
Sau buổi toạ đàm,
các đại biểu đi tham quan mô hình “Chăn nuôi bò vỗ béo áp dụng
tiến bộ khoa học công nghệ, giảm phát thải khí nhà kính” tại thôn Liêm An, xã Hồng Liêm, huyện Hàm Thuận
Bắc.
Nguyễn Phương