image banner
Tổ chức góp ý tài liệu hướng dẫn kỹ năng truyền thông dự thảo chính sách tác động lớn đến xã hội
Lượt xem: 299

 

 

Việc tổ chức Hội thảo góp ý, thẩm định Tài liệu hướng dẫn kỹ năng truyền thông dự thảo chính sách có tác động lớn đến xã hội trong quá trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL) là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị; trên cơ sở thực hiện Nghị quyết số 27-NQ/TW, ngày 09/11/2022 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Khóa XIII về tiếp tục xây dựng và hoàn thiện nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam trong giai đoạn mới, đặt ra yêu cầu về đổi mới công tác phổ biến, giáo dục pháp luật với phương châm lấy người dân làm trung tâm, bảo đảm tối đa quyền làm chủ của nhân dân, trong đó, trước hết phải nói đến quyền làm chủ về thông tin, đặc biệt là thông tin chính sách, pháp luật.

 

Trước đó, ngày 30/3/2022, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 407/QĐ-TTg phê duyệt Đề án “Tổ chức truyền thông chính sách có tác động lớn đến xã hội trong quá trình xây dựng VBQPPL giai đoạn 2022 - 2027”. Gần đây nhất, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số 07/CT-TTg, ngày 21/3/2023 về tăng cường công tác truyền thông chính sách. Điều đó cho thấy truyền thông chính sách nói chung và truyền thông chính sách pháp luật nói riêng, đặc biệt là các chính sách có tác động lớn đến xã hội là nhiệm vụ quan trọng của cả hệ thống chính trị với “Mục đích cuối cùng và cao nhất đó là đảm bảo cho các chính sách được soạn thảo mang tính thực chất, mang trí tuệ của xã hội, mang hơi thở cuộc sống, đảm bảo khả thi, bền vững, góp phần thiết thực ổn định phát triển kinh tế xã hội, đảm bảo quốc phòng an ninh”.

 

Bộ Tư pháp được giao nhiệm vụ chủ trì triển khai thực hiện Đề án 407, trong đó có nội dung về xây dựng, củng cố đội ngũ người làm công tác truyền thông chính sách pháp luật thông qua bồi dưỡng, tập huấn. Một trong những công cụ thiết yếu đó là bộ Tài liệu hướng dẫn các kỹ năng cần thiết. Đây không phải vấn đề mới nhưng thực tế chưa được chú trọng thực hiện nghiêm túc. Vì vậy, trong quá trình xây dựng bộ Tài liệu cần có sự đồng hành, hỗ trợ của các cơ quan, ban, ngành và các chuyên gia để việc xây dựng bộ tài liệu đảm bảo chính xác, toàn diện, hiệu quả. Bộ Tài liệu hướng dẫn gồm 3 phần. Phần 1 là những vấn đề chung về truyền thông dự thảo chính sách, phần 2 là kỹ năng truyền thông dự thảo chính sách và phần 3 là phụ lục tài liệu.

 

Bộ tài liệu có 11 kỹ năng quan trọng, cụ thể: Kỹ năng xây dựng kế hoạch truyền thông dự thảo chính sách; kỹ năng xác định chính sách, nội dung chính sách cần truyền thông trong quá trình xây dựng VBQPPL; kỹ năng xây dựng tài liệu truyền thông dự thảo chính sách; kỹ năng truyền thông dự thảo chính sách trên các phương tiện truyền thông đại chúng; kỹ năng tổ chức diễn đoàn, đối thoại lấy ý kiến doanh nghiệp về dự thảo chính sách, dự thảo VBQPPL; kỹ năng truyền thông dự thảo chính sách tại địa bàn cơ sở thông qua loại hình văn hóa thông tin cơ sở; kỹ năng tích hợp, chia sẻ, đảng tải thông tin nội dung dự thảo chính sách và những vấn đề liên quan trên Cổng Thông tin điện tử PBGDPL quốc gia, các phần mềm về PBGDPL; kỹ năng truyền thông dự thảo chính sách, pháp luật cho một số đối tượng đặc thù; kỹ năng góp ý, phản biện xã hội đối với các dự thảo chính sách của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội; kỹ năng cung cấp thông tin, tiếp nhận, xử lý thông tin góp ý và phản hồi ý kiến góp ý đối với dự thảo chính sách; quản trị an ninh thông tin trong truyền thông chính sách, pháp luật.

 

Về hoàn thiện nội dung các kỹ năng đảm bảo ngắn gọn, sâu sắc: Các đại biểu đánh giá bộ tài liệu khá chi tiết, dễ hiểu; tuy nhiên cần làm rõ khái niệm “chính sách có tác động lớn đến xã hội”, nghiên cứu bổ sung các công cụ hỗ trợ công tác này (bao gồm nhân sự, kỹ thuật, nguồn kinh phí) và chỉnh lý cách sắp xếp các kỹ năng trong bộ tài liệu; cần xác định rõ mục đích, ý nghĩa của công tác truyền thông chính sách, đó là: Bảo đảm quyền của người dân trong việc tham gia hoạch định chính sách, gia tăng hàm lượng chất xám của chính sách, tăng tính khả thi, tạo đồng thuận xã hội... Từ đó để người dân nhận thức được tầm quan trọng của công tác này; cần làm rõ công tác truyền thông chính sách nằm ở đâu trong chu trình xây dựng chính sách; xác định rõ quy trình truyền thông; nghiên cứu bổ sung hệ thống khái niệm, đặc biệt là khái niệm “chính sách”, “truyền thông”, phân biệt rõ với tuyên truyền, vận động, phổ biến pháp luật. Vì thời gian truyền thông chính sách pháp luật diễn ra trong thời gian ngắn nên cần nghiên cứu sử dụng loại hình kỹ năng đơn giản, tiết kiệm để người dân có thể nhanh chóng tiếp cận, góp ý.

 

Bên cạnh đó, phải nhấn mạnh tới các tiêu chí đã được xác định tại Đề án 407. Theo đó, truyền thông chính sách áp dụng đối với các dự thảo chính sách có đủ các tiêu chí: Là các chính sách được ban hành trong các VBQPPL mà Luật Ban hành VBQPPL quy định phải lập đề nghị xây dựng VBQPPL trước khi tiến hành soạn thảo, trừ các nội dung thuộc bí mật nhà nước theo quy định của pháp luật; tác động trực tiếp làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ của người dân, tổ chức, doanh nghiệp; được xác định là những vấn đề khó, nhạy cảm, dư luận xã hội quan tâm hoặc có nhiều ý kiến khác nhau về nội dung dự thảo chính sách; chính sách có tác động trên phạm vi cả nước hoặc trên phạm vi toàn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. Trên cơ sở đó, tài liệu hướng dẫn cần bám sát các tiêu chí để xây dựng các kỹ năng cho phù hợp./.

 

Hải Lam Phương

Video tuyên truyền
  • Hướng dẫn nộp hồ sơ Lý lịch tư pháp trên ứng dụng định danh và xác thực điện tử VNeID của Bộ Công an
  • Năm du lịch quốc gia Bình Thuận 2023
  • Bãi biển lagi ở Bình Thuận rất đẹp
  • Top 10 địa điểm du lịch nổi tiếng Phan Thiết
  • Bình Thuận Nông thôn mới 12-9-2019
  • Buổi sáng nơi Cảng cá Cồn Chà Bình Thuận
  • Đảm bảo hoạt động kinh tế và đời sống tại Bình Thuận phát triển ổn định
  • Phóng Sự Làng Chài Mũi Né
  • Khu du lịch Biển Đá Vàng
  • Du lịch Tà Cú - Bình Thuận
1 2 
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tháng hiện tại: 1
  • Tổng lượt truy cập: 1