(binhthuan.gov.vn)
Bỏ thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật của
cấp xã, đất nông nghiệp được thí điểm làm nhà ở
thương mại... là các chính sách mới có hiệu lực trong
tháng 4 năm 2025.
Bỏ
thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật của cấp
xã
Luật
Ban hành Văn bản quy phạm pháp luật 2025 có hiệu lực
thi hành từ ngày 01/4/2025. Đáng chú ý, tại luật mới
quy định rõ hệ thống văn bản quy phạm pháp luật gồm
14 loại văn bản. So với luật hiện hành, luật mới bỏ
02 loại văn bản gồm nghị quyết của HĐND cấp xã,
quyết định của UBND cấp xã.
Như
vậy từ ngày 01/4, bỏ thẩm quyền ban hành văn bản quy
phạm pháp luật của chính quyền cấp xã để bảo đảm
thống nhất với nội dung đề xuất nêu tại đề án đổi
mới, hoàn thiện quy trình xây dựng pháp luật mà Đảng
đoàn Quốc hội đã trình Bộ Chính trị.
Bên
cạnh đó, Luật Ban hành Văn bản quy phạm pháp luật 2025
bổ sung thêm hình thức văn bản quy phạm pháp luật Chính
phủ được ban hành là Nghị quyết.
Lý
giải bổ sung Nghị quyết của Chính phủ trở thành văn
bản quy phạm pháp luật, Bộ Tư pháp cho biết do thực
tiễn công tác chỉ đạo, điều hành và phản ứng chính
sách của Chính phủ, đặc biệt là trong giai đoạn phòng,
chống đại dịch COVID-19 và phục hồi kinh tế đã đặt
ra yêu cầu phải nghiên cứu, bổ sung thẩm quyền của
Chính phủ trong việc ban hành một hình thức văn bản
riêng (ngoài Nghị định).
Văn
bản này với quy trình xây dựng, ban hành nhanh gọn, kịp
thời để văn bản có hiệu lực sau khi ban hành và xử
lý ngay vấn đề thực tiễn phát sinh.
Lương
giám đốc không được quá 10 lần người lao động
Có
hiệu lực từ ngày 15/4/2025, Nghị định số 44/2025 của
Chính phủ quy định về quản lý lao động, tiền lương,
thù lao, tiền thưởng trong doanh nghiệp nhà nước.
Theo
đó, Nghị định quy định quỹ tiền lương của người
lao động và ban điều hành được xác định thông qua
mức tiền lương bình quân hoặc đơn giá tiền lương ổn
định. Phương pháp này chỉ áp dụng đối với doanh
nghiệp đã có thời gian hoạt động ít nhất bằng thời
gian dự kiến áp dụng đơn giá tiền lương ổn định.
Nghị
định nêu rõ, tùy theo nhiệm vụ, tính chất ngành nghề,
điều kiện hoạt động sản xuất, kinh doanh, doanh nghiệp
quyết định lựa chọn một trong hai phương pháp xác định
quỹ tiền lương nêu trên.
Doanh
nghiệp có nhiều lĩnh vực hoạt động sản xuất, kinh
doanh khác nhau và có thể tách bạch các chỉ tiêu lao
động, tài chính để tính năng suất lao động và hiệu
quả sản xuất, kinh doanh tương ứng với từng lĩnh vực
hoạt động thì được lựa chọn phương pháp phù hợp
trong 02 phương pháp trên để xác định quỹ tiền lương
tương ứng với từng lĩnh vực hoạt động.
Về
phân phối tiền lương, Chính phủ quy định người lao
động và ban điều hành được trả lương theo quy chế
trả lương do doanh nghiệp ban hành.
Trong
đó, tiền lương của người lao động được trả theo
vị trí chức danh hoặc công việc, gắn với năng suất
lao động và mức đóng góp của từng người vào kết
quả sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.
Tiền
lương của ban điều hành được trả theo chức danh, chức
vụ và kết quả sản xuất, kinh doanh, trong đó mức tiền
lương của Tổng giám đốc, Giám đốc (trừ trường hợp
Tổng giám đốc, Giám đốc được thuê làm việc theo hợp
đồng lao động) tối đa không vượt quá 10 lần so với
mức tiền lương bình quân của người lao động.
Khi
xây dựng quy chế trả lương, doanh nghiệp phải tham khảo
ý kiến của tổ chức đại diện người lao động tại
cơ sở, tổ chức đối thoại tại nơi làm việc theo quy
định của pháp luật lao động, báo cáo cơ quan đại
diện chủ sở hữu để kiểm tra, giám sát và công khai
tại doanh nghiệp trước khi thực hiện.
Mỗi
giáo viên không kiêm nhiệm quá 02 nhiệm vụ
Thông
tư của Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định về chế độ
làm việc đối với giáo viên phổ thông, dự bị đại
học, có hiệu lực thi hành từ ngày 22/4.
Trong
đó, điểm đáng chú ý là quy định mỗi giáo viên không
kiêm nhiệm quá 2 nhiệm vụ (bao gồm cả kiêm nhiệm công
việc chuyên môn; kiêm nhiệm chức vụ đảng, đoàn thể
và tổ chức khác; kiêm nhiệm vị trí việc làm khác).
Về
chế độ giảm định mức tiết dạy đối với giáo viên
kiêm nhiệm các công việc chuyên môn, Bộ Giáo dục và
Đào tạo quy định, giáo viên chủ nhiệm lớp ở các
trường phổ thông được giảm tiết dạy nhiều nhất
với 4 tiết/tuần; tổ trưởng tổ chuyên môn hoặc tổ
trưởng tổ bộ môn được giảm 3 tiết/tuần; tổ phó
tổ chuyên môn hoặc tổ phó tổ bộ môn được giảm 1
tiết/tuần.
Tổ
trưởng tổ quản lý học sinh trong trường phổ thông dân
tộc nội trú, bán trú được giảm 3 tiết/tuần; tổ phó
tổ quản lý học sinh trong trường phổ thông dân tộc
nội trú, bán trú được giảm 1 tiết/tuần. Khi nhà
trường không có viên chức thiết bị, thí nghiệm, giáo
viên kiêm phụ trách phòng học bộ môn (trừ phòng tin
học) được giảm 3 tiết/môn/tuần, phụ trách phòng
thiết bị giáo dục được giảm 03 tiết/tuần...
Thông
tư cũng quy định chế độ giảm định mức tiết dạy
đối với các đối tượng khác như: giáo viên trong thời
gian tập sự được giảm 02 tiết/tuần; giáo viên nữ
nuôi con dưới 12 tháng tuổi giảng dạy ở trường tiểu
học được giảm 04 tiết/tuần; giảng dạy ở các cơ sở
giáo dục khác được giảm 03 tiết/tuần...
Tiêu
chuẩn phân loại lao động theo điều kiện lao động
Từ
ngày 01/4, Thông tư 03/2025 của Bộ Lao động - Thương binh
và Xã hội (nay là Bộ Nội vụ) quy định tiêu chuẩn
phân loại lao động theo điều kiện lao động có hiệu
lực.
Theo
đó, có 06 loại điều kiện lao động, từ loại I đến
loại VI.
Trong
đó, nghề, công việc có điều kiện lao động được
xếp loại I, II, III là nghề, công việc không nặng nhọc,
không độc hại, không nguy hiểm.
Nghề,
công việc có điều kiện lao động được xếp loại IV
là nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.
Nghề,
công việc có điều kiện lao động được xếp loại V,
VI là nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại,
nguy hiểm.
Thông
tư cũng nêu rõ, 06 loại điều kiện lao động nêu trên
được đánh giá, xếp loại theo các phương pháp: phương
pháp đánh giá, tính điểm; phương pháp khác (phương pháp
thống kê, kinh nghiệm; phương pháp kết hợp).
Đất
nông nghiệp được thí điểm làm nhà ở thương mại
Nghị
quyết 171 của Quốc hội về thí điểm thực hiện dự
án nhà ở thương mại qua thỏa thuận nhận quyền hoặc
đang có quyền sử dụng đất, có hiệu lực thi hành từ
ngày 01/4/2025.
Hiện
nhà đầu tư chỉ được làm dự án nhà ở thương mại
khi có quyền sử dụng với đất ở, theo Luật Nhà ở
2014. Tuy nhiên, từ ngày 01/4, họ được thỏa thuận nhận
quyền sử dụng với đất nông nghiệp, phi nông nghiệp
(đất thương mại dịch vụ) không phải đất ở, đất
khác trong cùng thửa để làm dự án nhà ở thương mại.
Chính sách này được thí điểm trong 05 năm.
Trường
hợp trong khu, thửa đất có phần đất do cơ quan, tổ
chức Nhà nước quản lý nhưng không tách được thành dự
án độc lập thì được đưa vào diện tích đất chung
để lập dự án và Nhà nước thu hồi, giao cho nhà đầu
tư không qua đấu giá, đấu thầu.
Điều
kiện để dự án được thí điểm chính sách này, là
khu, thửa đất phải ở khu vực đô thị, phù hợp quy
hoạch sử dụng đất cấp huyện. Dự án thí điểm cần
có tối đa 30% diện tích đất ở tăng thêm trong kỳ quy
hoạch (so với hiện trạng sử dụng đất) theo phương án
phân bổ và khoanh vùng đất đai của quy hoạch tỉnh đến
2030.
UBND
cấp tỉnh sẽ xem xét, cấp phép cho tổ chức kinh doanh
bất động sản nhận chuyển quyền sử dụng đất. Cùng
với đó, doanh nghiệp kinh doanh bất động sản phải đáp
ứng các điều kiện về đất đai, pháp luật về nhà ở,
kinh doanh bất động sản, đầu tư.
Trường
hợp nhà đầu tư nhận chuyển quyền sử dụng với đất
có nguồn gốc là đất quốc phòng, an ninh thì cần văn
bản chấp thuận của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an./.
Hữu
Tri