13 dự án chuyển đổi số được đề xuất thực hiện trong giai đoạn 2023 - 2025
(binhthuan.gov.vn) Chuyển
đổi số là xu thế tất yếu, khách quan, có vai trò rất quan trọng đối với mọi Quốc
gia. Chuyển đổi số giúp giải quyết hiệu quả mối quan hệ giữa Nhà nước, thị trường,
xã hội; thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, nâng cao năng suất lao động, năng lực cạnh
tranh, hiệu quả sản xuất kinh doanh, giảm chi phí cho người dân, doanh nghiệp.
Đồng thời, giúp chính quyền các cấp nâng cao năng lực quản lý điều hành, phát
triển Chính phủ số, xã hội số, công dân số.
Thực hiện chỉ đạo của
UBND tỉnh về chuyển đổi số, phát triển chính quyền số, kinh tế số và xã hội số trên
địa bàn tỉnh, Sở Thông tin và Truyền thông đã rà soát, tổng hợp và đề xuất 13 dự
án chuyển đổi số ưu tiên triển khai thực hiện trong giai đoạn 2023 - 2025 với tổng
nguồn vốn đầu tư là 167.771,7 triệu đồng.
Cụ thể, trong giai đoạn
2023 - 2025 sẽ đầu tư dự án xây dựng hệ thống quản lý thông tin môi trường tỉnh
Bình Thuận nhằm thực hiện đồng bộ, liên thông thông tin, dữ liệu liên quan đến
hồ sơ thuộc lĩnh vực quản lý môi trường tại Chi cục Bảo vệ Môi trường Bình Thuận.
Xây dựng hệ thống du lịch
thông minh tỉnh Bình Thuận nhằm đồng bộ, thống nhất với mô hình vận hành trên
môi trường số, xây dựng tại trung tâm dữ liệu của địa phương với hạ tầng điện
toán đám mây; áp dụng nhiều công nghệ hiện đại, sử dụng và triển khai nền tảng
công nghệ Web - Based để nâng cao khả năng kết nối, liên thông với các ứng dụng,
hệ thống khác.
Dự án chuyển đổi số Bảo
tàng tỉnh nhằm xây dựng cơ sở dữ liệu di sản văn hóa trên nền tảng kỹ thuật
công nghệ 4.0 mang tính tiền đề hướng tới đô thị thông minh của tỉnh. Số hóa thực
tế ảo VR360 đối với các điểm du lịch nổi bật, các thắng cảnh độc đáo, các di
tích văn hóa lịch sử,… trên địa bàn tỉnh Bình Thuận.
Xây dựng hệ thống thông
tin nghiệp vụ ngành Công thương nhằm tích hợp các phần mềm dùng chung của tỉnh,
của Bộ Công Thương vào hệ thống thông tin nghiệp vụ trên nền tảng Web chuyên
ngành của Sở Công Thương để quản lý các dữ liệu, quy hoạch ngành, xử lý các
nghiệp vụ, báo cáo, thống kê các chỉ số ngành.
Hệ thống quản lý hồ sơ bệnh
án điện tử sử dụng cho các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh công lập trên địa bàn tỉnh,
bao gồm tất cả các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh công lập trực thuộc Sở Y tế trên
địa bàn tỉnh. Đồng thời, xây dựng nền tảng tư vấn khám, chữa bệnh từ xa cho các
cơ sở khám bệnh, chữa bệnh công lập trên địa bàn tỉnh Bình Thuận.
Xây dựng phần mềm, app quản
lý sản xuất trong trồng trọt, chăn nuôi, khai thác, nuôi trồng thủy hải sản và
dự báo thị trường. Tập trung số hóa các cơ sở nuôi tôm thương phẩm, nuôi thủy sản
bằng lồng bè trên biển, tôm giống; số hóa các dữ liệu về ngư trường, nguồn lợi,
hệ sinh thái biển; số hóa các nội dung có liên quan đến các sản phẩm chủ lực của
tỉnh; cập nhật, lưu trữ, truy cập và sử dụng thông tin để phục vụ công tác quản
lý Nhà nước, lập quy hoạch, định hướng phát triển ngành thủy sản của tỉnh, điều
tra nghề cá; quản lý và truy xuất nguồn gốc sản phẩm nông nghiệp; phân tích dự
báo tình hình dịch bệnh, thời tiết, sản xuất, thị trường tiêu thụ nông sản…; và
các nội dung khác có liên quan đến ngành nông nghiệp.
Xây dựng Cổng dữ liệu mở
của tỉnh nhằm tích hợp các cơ sở dữ liệu chuyên ngành của tỉnh vào Cổng dữ liệu.
Triển khai nền tảng phục vụ xây dựng, phát triển cơ sở dữ liệu chuyên ngành, dự
án là nền tảng, công cụ để các Sở, ngành xây dựng, phát triển cơ sở dữ liệu
chuyên ngành. Hệ thống sao lưu dự phòng và bổ sung năng lực hạ tầng phục vụ kết
nối theo Đề án 06; đầu tư hệ thống lưu trữ dữ liệu và phần mềm sao lưu dữ liệu.
Dự án Đầu tư thiết bị, hạ
tầng hệ thống giám sát quản lý tập trung các cấp (tỉnh, huyện, xã) nhằm duy
trì, nâng cấp phạm vi, quy mô hệ thống giám sát quản lý tập trung cấp tỉnh; đầu
tư thiết bị chuyên dụng về thu thập, phân tích và theo dõi, giám sát an toàn
thông tin.
Xây dựng Trung tâm điều
hành thông minh tỉnh, trong đó phần cứng bao gồm hệ thống máy chủ, hệ thống màn
hình ghép, máy tính, màn hình tivi…; phần mềm gồm phần mềm điều hành, giải pháp
phần mềm phản ánh hiện trường. Việc xây dựng Trung tâm điều hành đô thị thông
minh tỉnh là cần thiết nhằm tích hợp, cung cấp cho người dân các nguồn dữ liệu
theo thời gian thực trên nền tảng mở và đa tương thích, cho phép tích hợp các dịch
vụ và tối ưu các nguồn lực của tỉnh.
Nguyễn Phương