(binhthuan.gov.vn)
Ðóng vai trò quan trọng trong tiến trình chuyển đổi số
(CÐS) của tỉnh, thời gian qua, các ngân hàng trên địa
bàn tỉnh không ngừng đẩy mạnh CÐS, tích cực hướng
dẫn người dân các dịch vụ tiện ích của ngành, đặc
biệt là dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt, góp
phần tạo nên những công dân số.
Cùng
góp phần vào tiến trình CÐS của cả nước nói chung,
tỉnh Bình Thuận nói riêng, NHNN Chi nhánh tỉnh đã triển
khai thực hiện các nhiệm vụ được Thống đốc NHNN,
UBND tỉnh giao về phát triển thanh toán không dùng tiền
mặt trên địa bàn. Ngành ngân hàng trên địa bàn đã
tập trung, nỗ lực đầu tư mở rộng mạng lưới, công
nghệ, kỹ thuật nhằm cung ứng nhiều sản phẩm, dịch
vụ thanh toán an toàn, bảo mật, tiện ích, đáp ứng được
nhu cầu ngày càng cao của khách hàng và người dân tại
địa phương.
Qua
thời gian triển khai, với sự vào cuộc của cả hệ
thống chính trị và đặc biệt là sự hưởng ứng, đồng
tình ủng hộ của người dân, đã xoá dần thói quen sử
dụng tiền mặt trong thanh toán, chuyển sang sử dụng các
phương thức thanh toán không tiền mặt an toàn, nhanh chóng
và hiệu quả hơn cho người dùng. Các chỉ số thanh toán
không dùng tiền mặt có sự tăng trưởng mạnh mẽ. Đến
nay, tỷ lệ người dân từ 15 tuổi trở lên có tài khoản
thanh toán đang còn hoạt động tại các chi nhánh ngân
hàng trên địa bàn là khoảng 92% và tỷ lệ người dân
từ 15 tuổi trở lên có tài khoản thanh toán đang còn
hoạt động có đăng ký sử dụng các dịch vụ thanh toán
điện tử đạt khoảng 67%.
Cơ
sở hạ tầng và công nghệ phục vụ thanh toán không dùng
tiền mặt ở Bình Thuận tiếp tục được chú trọng đầu
tư, nâng cao chất lượng và phát huy hiệu quả. Công tác
đảm bảo an ninh, an toàn hệ thống thanh thẻ, thanh toán
điện tử tiếp tục được coi trọng và tăng cường. Cụ
thể, đến ngày 31/7/2024, trên địa bàn có 208 máy ATM,
tăng 01 máy so với đầu năm và 1.805 máy POS các máy POS
được kết nối liên thông giữa các ngân hàng với nhau
thúc đẩy phát triển thanh toán không dùng tiền mặt.
Trên
lĩnh vực y tế, các
Bệnh
viện, Trung
tâm Y tế huyện, thị xã, thành phố, các cơ
sở y tế
đã phối hợp với các Ngân hàng nhà nước thực hiện
thu các dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh; dịch vụ y tế
dự phòng và các dịch vụ khác bằng phương thức thanh
toán không dùng tiền mặt theo quy định qua hình thức
quẹt thẻ ATM qua máy POS tại quầy thu viện phí. Tổ chức
thông tin, phổ biến, tuyên truyền về lợi ích và sự
thuận tiện trong việc thực hiện thanh toán không dùng
tiền mặt khi sử dụng dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh.
Kết
quả thực hiện đến tháng
8
năm 2024,
có 10/14 cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến tỉnh và
tuyến huyện đã thực hiện được việc tổ chức trên
thực tế thanh
toán các dịch vụ y tế bằng phương thức thanh toán
không dùng tiền mặt, chiếm tỷ lệ 71,4%; nếu tính đơn
vị khám bệnh, chữa bệnh là bệnh viện hạng 2
trở lên cung
cấp
thanh toán viện
phí
không
dùng tiền mặt có phát sinh thanh toán, có 06/07 đơn vị,
đạt 85,7%.
Các đơn vị còn lại đều có triển khai nhưng chưa phát
sinh thanh toán trên thực tế.
Số
lượt thanh
toán viện phí không dùng tiền mặt đến
tháng 8 năm 2024 đạt
4.543
lượt; tổng số tiền viện phí đã thanh toán bằng
phương thức thanh toán không dùng tiền mặt là
8.846.862.023
đồng...
Mặc
dù, thanh toán không dùng tiền mặt đã đạt những kết
quả tích cực, song tại Bình Thuận cũng như các địa
phương khác vẫn còn tồn tại những khó khăn, thách
thức. Hiện,
một bộ phận người dân còn thói quen sử dụng tiền
mặt, ngại tiếp cận công nghệ, chưa có đủ thông tin
và kỹ năng trong sử dụng dịch vụ ngân hàng trên nền
tảng số, trong đó có các dịch vụ thanh toán số, dẫn
đến bị lừa, bị lộ, lọt thông tin do cung cấp hoặc
click vào các link giả mạo của các đối tượng lừa
đảo. Bên cạnh đó, việc đẩy mạnh chi trả lương hưu,
trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp thất nghiệp, chi
trả chính sách an sinh xã hội qua ngân hàng mới tập
trung chủ yếu ở khu vực đô thị. Người hưởng chính
sách an sinh xã hội trên địa bàn phần lớn là người
lớn tuổi, người khuyết tật, do đi lại khó khăn nên
có nguyện vọng muốn nhận trợ cấp bằng tiền mặt...
Đặc
biệt, thời gian gần đây gia tăng tội phạm công nghệ
cao với các thủ đoạn ngày càng tinh vi, phức tạp, tiềm
ẩn nguy cơ tội phạm lợi dụng dịch vụ ngân hàng cho
mục đích bất hợp pháp, rửa tiền, trốn thuế, gian
lận, lừa đảo. Bên cạnh đó, việc đảm bảo an ninh,
an toàn và bảo mật dữ liệu khách hàng ngày càng khó
khăn do tình trạng lộ, lọt thông tin và dữ liệu khách
hàng, rao bán thông tin cá nhân gia tăng. Điều này, đặt
ra thách thức lớn cho các ngân hàng trong việc đầu tư
cho công nghệ bảo mật đòi hỏi chi phí, nguồn lực
không hề nhỏ…
Trước
những khó khăn trên, NHNN chi nhánh tỉnh Bình Thuận sẽ
tăng cường chỉ đạo các tổ chức tín dụng triển khai
các giải pháp an toàn, bảo mật trong thanh toán trực
tuyến và thanh toán thẻ ngân hàng nhằm mục đích phòng
chống lừa đảo trên không gian mạng, bảo vệ khách hàng
sử dụng dịch vụ ngân hàng…; Tăng cường khả năng
kết nối liên thông và tích hợp dịch vụ giữa ngành
Ngân hàng với các ngành, lĩnh vực khác, mở rộng hệ
sinh thái số để gia tăng tiện ích, trải nghiệm khách
hàng.
NHNN
tỉnh sẽ tiếp tục phối hợp với các sở, ngành, đơn
vị có liên quan đẩy mạnh triển khai thực hiện các
giải pháp phát triển thanh toán điện tử trong thương
mại: triển khai thanh toán không dùng tiền mặt tại các
phiên chợ hàng Việt về nông thôn, miền núi; điểm bán
hàng lưu động, bán hàng bình ổn phục vụ đáp ứng nhu
cầu tiêu dùng hàng hoá thiết yếu của người dân khu
vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa và vùng đồng bào dân
tộc trên địa bàn các huyện, thành phố trong dịp Tết
Nguyên đán. Bên cạnh đó, tiếp tục thực hiện công tác
đảm bảo an ninh, an toàn, phòng chống rửa tiền tài trợ
khủng bố trong hoạt động thanh toán không dùng tiền
mặt./.
Hữu
Tri