Kết quả triển khai các nhiệm vụ về chuyển đổi số trong 6 tháng đầu năm 2023, phương hướng nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm 2023.

Lực lượng đoàn viên,
thanh niên tham gia hỗ trợ người dân làm CCCD điện tử
(binhthuan.gov.vn)
Trong 6 tháng đầu năm, Sở Thông tin và Truyền thông và các cơ quan chuyên môn
có liên quan đã tham mưu UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh, Ban Chỉ đạo Cải cách
hành chính và Chuyển đổi số ban hành kịp thời các văn bản để tổ chức thực hiện
nhiệm vụ chuyển đổi số của tỉnh theo yêu cầu, chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng
Chính phủ, Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số, Bộ Thông tin và Truyền thông, các
bộ, ngành Trung ương và Tỉnh ủy, các nhiệm vụ cụ thể như sau: Hạ tầng viễn
thông, hạ tầng mạng máy tính và thiết bị được quan tâm đầu tư bổ sung nhằm đáp ứng
yêu cầu khai thác sử dụng các hệ thống thông tin, CSDL quốc gia về dân cư theo
Đề án 06. Kết nối, tích hợp, đồng bộ dữ liệu chuyên ngành, dùng chung của tỉnh
với các hệ thống thông tin, CSDL quốc gia, CSDL chuyên ngành do các bộ, ngành
Trung ương xây dựng, quản lý, vận hành đạt kết quả theo yêu cầu. Các hệ thống
thông tin, CSDL dùng chung của tỉnh tiếp tục được phát triển và đưa vào khai
thác sử dụng hiệu quả; công tác an toàn thông tin mạng được đảm bảo. Hoạt động
tuyên truyền nâng cao nhận thức về chuyển đổi số được các sở, ngành và địa
phương tiếp tục quan tâm triển khai với nhiều hình thức đa dạng.
Bên
cạnh những mặt đạt được vẫn còn những tồn tại, hạn chế: (1). Các sở, ngành chưa
chủ động đề xuất các dự án, nhiệm vụ cụ thể của ngành để triển khai trong giai
đoạn 2023 - 2025, nhất là các nhiệm vụ triển khai xây dựng các CSDL chuyên
ngành phục vụ chuyển đổi số, trọng tâm là các CSDL chuyên ngành thuộc lĩnh vực
ưu tiên chuyển đổi số theo Nghị quyết của Tỉnh ủy. (2). Các hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa
chuyển đổi số còn hạn chế, chưa mang lại hiểu quả thiết thực. (3). Các sàn
thương mại điện tử triển khai chưa nhiều, sản phẩm cung cấp trên các sàn thương
mại còn hạn chế. (4). Tổ Công nghệ số cộng đồng hoạt động chưa hiệu quả. (5). Nền
tảng số phục vụ hoạt động các cơ quan nhà nước nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả
quản lý, tạo kênh tương tác chính quyền và người dân phát triển chưa đáp ứng
yêu cầu. (6). Đa số các nhiệm vụ, dự án trọng tâm triển khai trong năm 2023
chưa có kết quả, đang trong giai đoạn triển khai thực hiện đầu tư; một số nhiệm
vụ chưa bố trí được kinh phí để triển khai. (7). Xếp hạng chuyển đổi số năm 2022 của tỉnh Bình Thuận đứng
thứ 50 trên toàn quốc, tụt 3 bậc so năm 2021 (năm 2021 xếp hạng 47 trong toàn quốc).
.

Các
lực lượng chức năng hỗ trợ người dân làm CCCD điện tử
Nguyên
nhân của những tồn tại, hạn chế: (1).
Công tác chỉ đạo triển khai thực hiện các nhiệm vụ về chuyển đổi số của người đứng
đầu ở một số sở, ngành, địa phương chưa được quan tâm đúng mức (chỉ đạo xây dựng
kế hoạch hàng năm và giai đoạn chỉ nêu chung chung, không xác định được nhiệm vụ,
dự án trọng tâm để thực hiện; chưa định hướng được nội dung chuyển đổi số trong
phạm vi của ngành, chủ yếu chỉ đề ra các công việc cơ bản trong phạm vi cơ quan
sở; nội dung báo cáo hoạt động chuyển đổi số thiếu nội dung, thông tin về tiến
độ, kết quả triển khai các nhiệm vụ UBND tỉnh giao trong nhiều kế hoạch, văn bản
chỉ đạo,…); Sở Thông tin và Truyền
thông chưa thực hiện tốt vai trò dẫn dắt trong thực hiện chuyển đổi số. (2).
Nguồn kinh phí của tỉnh còn khó khăn, hạn chế nên chưa đáp ứng yêu cầu triển
khai các nhiệm vụ trọng tâm về chuyển đổi số, nhất là các nhiệm vụ về xây dựng
các CSDL chuyên ngành, số hóa, phát triển các hệ thống thông tin, nền tảng dùng
chung có phạm vi triển khai, sử dụng rộng (Trong năm 2023, chủ yếu tập trung
phân bổ kinh phí mua sắm thiết bị thuộc Đề án 06 với 53.596 triệu đồng, chiếm tỷ
lệ 57,38% tổng kinh phí về chuyển đổi số; nguồn vốn đầu tư công chủ yếu cấp cho
02 dự án đã triển khai trong các năm trước đang trong giai đoạn hoàn thành với
11.000 triệu đồng, chiếm tỷ lệ 12,63% tổng kinh phí về chuyển đổi số). (3). Nguồn
nhân lực có chuyên môn để tham mưu triển khai các nhiệm vụ về chuyển đổi số
chưa đáp ứng theo yêu cầu triển khai nhiệm vụ; chưa có cơ chế, chính sách phù hợp
để thu hút nguồn lao động có trình độ cao về công nghệ thông tin vào làm việc tại
các cơ quan, đơn vị của Nhà nước. (4). Nhiều nền tảng số quốc gia dùng chung
trên phạm vị toàn quốc giao các bộ, ngành Trung ương phối hợp với Bộ Thông tin
và Truyền thông triển khai nhưng chậm hoàn thành, chưa hoàn thiện để đưa vào sử
dụng (nếu địa phương xây dựng sẽ dẫn đến trùng lắp, lãng phí đầu tư).
Phương
hướng, nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm 2023. Gồm
14 nhiệm vụ trọng tâm triển khai cụ thể như sau:

Kích
hoạt tài khoản định danh điện tử
(1). Phát huy đúng mức vai trò, trách nhiệm của
người đứng đầu của các, sở, ngành địa phương trong chỉ đạo tổ chức thực hiện
các nhiệm vụ về chuyển đổi số; Sở Thông tin và Truyền thông cần thực hiện tốt
vai trò, trách nhiệm là cơ quan thường trực của Ban Chỉ đạo Cải cách hành chính
và Chuyển đổi số. (2). Đẩy nhanh tiến độ xây dựng,
phát triển dữ liệu theo danh mục CSDL dùng chung của tỉnh đã ban hành, trọng
tâm triển khai các CSDL chuyên ngành thuộc các lĩnh vực ưu tiên chuyên đổi số, xây dựng Kho dữ liệu dùng chung của tỉnh và Cổng dữ liệu mở
phục vụ tổ chức, cá nhân khai thác. Kết nối, tích hợp và khai thác, sử dụng hiệu
quả các nền tảng số quốc gia, CSDL quốc gia (trọng tâm CSDL quốc gia về dân cư,
CSDL quốc gia về đất đai). (3). Tham mưu Ban Thường vụ Tỉnh ủy tổ chức Hội
nghị chuyên đề Nâng cao nhận thức về chuyển đổi số cho lãnh đạo các sở, ngành
và địa phương; báo cáo sơ kết 02 năm thực hiện Nghị quyết số 10-NQ/TU, ngày
18/3/2022 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh (khóa XIV) về chuyển đổi số đến năm
2025, định hướng đến năm 2030. (4). Chủ động phối hợp với
Bộ Thông tin và Truyền thông triển khai thực hiện Chương trình chuyển đổi số tại
huyện đảo Phú Quý. (5). Thực hiện rà soát, tham mưu xây dựng, ban hành các
chính sách đặc thù thuộc thẩm quyền ban hành của tỉnh nhằm tạo môi trường, điều
kiện thuận lợi thúc đẩy quá trình chuyển đổi số; thu hút, phát triển nguồn nhân
lực CNTT có chất lượng cao vào làm việc trong các cơ quan nhà nước; thu hút các
doanh nghiệp công nghệ số đầu tư, hoạt động tại địa phương. (6). Vận hành thử nghiệm Trung tâm Điều hành đô thị thông
minh tỉnh Bình Thuận (IOC Bình Thuận); triển khai giai đoạn 2 Trung tâm Điều
hành đô thị thông minh thành phố Phan Thiết (IOC Phan Thiết). (7). Đẩy mạnh triển khai các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp chuyển
đổi số; phát triển thương mại điện tử; thanh toán không dùng tiền mặt. (8).
Chỉ đạo triển khai các hoạt động của Tổ Công nghệ số cộng đồng mang lại hiệu quả
thiết thực, trọng tâm hướng dẫn người dân thực hiện dịch vụ công trực tuyến, hướng
dẫn sử dụng VNeID, thanh toán không dùng tiền mặt, các nền tảng số phổ biến, sử
dụng hàng ngày (triển khai theo phương châm đi từng ngõ, gõ từng nhà, hướng dẫn,
hỗ trợ người dân). (9). Xây dựng, phát triển hoàn thiện và đưa vào sử dụng hiệu
quả các nền tảng số, hệ thống thông tin, CSDL dùng chung của tỉnh đã và đang
triển khai (trọng tâm là kho dữ liệu điện tử của tổ chức, cá nhân trên Hệ thống
thông tin giải quyết TTHC; số hóa kết quả giải quyết TTHC còn hiệu lực; CSDL hộ
tịch, CSDL cán bộ, công chức, viên chức;…). Triển khai 100% TTHC đủ điều kiện
theo quy định của pháp luật được cung cấp dưới hình thức dịch vụ công trực tuyến
toàn trình. (10). Triển khai các giải pháp phù hợp, hiệu quả thực hiện đạt các
chỉ tiêu về phát triển dữ liệu công dân số (cấp CCCD, tài khoản định danh điện
tử, tài khoản thanh toán điện tử,…).(11). Thực
hiện kịp thời công tác an toàn thông tin mạng theo hướng dẫn của Bộ Thông tin
và Truyền thông đảm bảo các hệ thống hoạt động ổn định, thông suốt. (12).
Tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức và hướng dẫn, tập huấn
về chuyển đổi số cho các đối tượng cán bộ, công chức, viên chức, người dân và
doanh nghiệp theo kế hoạch đã xác định; tổ chức các lớp đào tạo, bồi dưỡng về
chuyển đổi cho cán bộ, công chức, viên chức, người dân và doanh nghiệp bằng nhiều
hình thức phù hợp. (13). Khẩn trương xây dựng Báo cáo phân tích, đánh giá kết quả Chỉ số đánh giá chuyển
đổi số (DTI) năm 2022 của tỉnh; trên cơ sở đó xây dựng Kế hoạch nâng cao
chỉ số DTI của tỉnh trong năm 2023; trong đó, phân công trách nhiệm cụ thể đối
với từng cơ quan, đơn vị, địa phương phụ trách các chỉ số chính, chỉ số thành
phần trong Bộ chỉ số DTI để cùng phối hợp thực hiện nhằm nâng cao Chỉ số DTI của
tỉnh trong năm 2023. (14). Rà soát, bổ sung hoàn thiện các quy định đối với tổ
chức, hoạt động của Ban Chỉ đạo Cải cách hành chính và Chuyển đổi số tỉnh (quy
chế hoạt động, phân công nhiệm vụ, Tổ giúp việc,…).
Khánh Vĩnh