(binhthuan.gov.vn)
UBND tỉnh vừa ban hành Quy chế phối hợp quản lý Nhà nước về bảo vệ quyền lợi
người tiêu dùng trên địa bàn tỉnh.
Quy
chế này áp dụng đối với các Sở, ban, ngành cấp tỉnh; UBND các huyện, thị xã,
thành phố; UBND các xã, phường, thị trấn; Công an tỉnh; Báo Bình Thuận; Đài
Phát thanh - Truyền hình Bình Thuận; Hội Bảo vệ người tiêu dùng tỉnh; Doanh
nghiệp, các hội, hiệp hội và các tổ chức, cá nhân có liên quan đến công tác bảo
vệ quyền lợi người tiêu dùng trên địa bàn tỉnh.
Nội
dung phối hợp chính của Quy chế là tham mưu cho UBND tỉnh thực hiện các quy định,
văn bản chỉ đạo, hướng dẫn của cấp trên về bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng
theo chức năng, nhiệm vụ được giao. Phối hợp trong trao đổi thông tin về công
tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng theo chức năng, nhiệm vụ được phân công.
Phối hợp trong công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật liên quan đến công tác
bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, tư vấn, hỗ trợ và nâng cao nhận thức về bảo vệ
quyền lợi người tiêu dùng tại địa phương. Phối hợp trong công tác thanh tra, kiểm
tra việc chấp hành pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; giải quyết
khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh và yêu cầu của người tiêu dùng; giám
sát, xử lý vi phạm pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
UBND
tỉnh yêu cầu các cơ quan, đơn vị, địa phương chủ động thực hiện các nhiệm vụ
liên quan về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong phạm vi, chức năng, nhiệm vụ
được giao và yêu cầu về công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng theo từng thời
điểm; thường xuyên phối hợp, kịp thời trao đổi thông tin với Sở Công Thương
trong việc theo dõi, giải quyết các công việc liên quan đến công tác quản lý Nhà
nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Việc phối hợp thực hiện phải đảm bảo
tuân thủ quy định pháp luật và tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân
tham gia vào công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Mỗi lĩnh vực do một cơ
quan chịu trách nhiệm chính, chủ trì và tổ chức phối hợp; các cơ quan khác có
trách nhiệm tham gia phối hợp theo phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn theo
quy định pháp luật. Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, các cơ quan, đơn vị, địa
phương cần chủ động, đảm bảo công tác quản lý được chặt chẽ, thống nhất, đồng bộ,
tránh chồng chéo trong chỉ đạo điều hành giữa các cơ quan, đơn vị, địa phương.
Việc tổ chức phối hợp giữa lực lượng thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm đảm bảo
phân định rõ trách nhiệm của cơ quan chủ trì, cơ quan phối hợp theo chức năng,
nhiệm vụ, quyền hạn được giao, kịp thời, đúng pháp luật. Trường hợp phát hiện
hành vi vi phạm quy định về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng không thuộc địa
bàn, lĩnh vực do đơn vị mình chủ trì thì cơ quan phát hiện phải thông báo ngay
cho cơ quan có thẩm quyền tại địa bàn, lĩnh vực đó để phối hợp tiến hành kiểm
tra, xử lý theo quy định của pháp luật. Trong quá trình thanh tra, kiểm tra, nếu
phát hiện tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm quy định về bảo vệ quyền lợi người
tiêu dùng mà không thuộc phạm vi chức năng, thẩm quyền xử lý của mình thì đơn vị
thanh tra, kiểm tra có văn bản chuyển thông tin vi phạm, kèm theo các tài liệu
có liên quan theo quy định của pháp luật cho cơ quan có thẩm quyền xem xét, xử
lý theo quy định của pháp luật. Quá trình thanh tra, kiểm tra không gây khó
khăn, phiền hà hoặc kéo dài trong kiểm tra, xử lý; tạo điều kiện thuận lợi cho
doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân phát triển sản xuất, kinh doanh lành mạnh.
Nguyễn
Phương