(binhthuan.gov.vn) Thực hiện Công văn của Bộ Nông nghiệp
và Môi trường liên quan đến việc tiếp tục đẩy mạnh
công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt hướng dẫn
mô hình xử lý chất thải rắn sinh hoạt tại đô thị
và nông thôn, Chủ tịch UBND tỉnh đã có Công văn yêu
cầu các sở, ban, ngành và UBND các huyện, thị xã, thành
phố tập trung triển khai thực hiện các công việc như
sau.
Các sở, ban, ngành thuộc tỉnh, UBND các huyện, thị xã,
thành phố: Thực hiện nghiêm các nhiệm vụ được giao
tại các văn bản của Ban Thường vụ Tỉnh ủy, UBND
tỉnh, trọng tâm là Chỉ thị số 44-CT/TU ngày 15/11/2024
về việc tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với
công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt và thực hiện
phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn trên địa
bàn tỉnh, Quyết định số 64/2024/QĐ-UBND ngày 06/12/2024
ban hành quy định về quản lý chất thải rắn sinh hoạt
trên địa bàn tỉnh Bình Thuận, Quyết định số
890/QĐ-UBND ngày 16/4/2024 ban hành Kế hoạch phân loại chất
thải rắn sinh hoạt tại nguồn trên địa bàn tỉnh Bình
Thuận đến năm 2025, Công văn số 4890/UBND-KT ngày
26/12/2024 về việc triển khai thực hiện Chỉ thị số
44-CT/TU ngày 15/11/2024 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Công
văn số 1496/UBND-KT ngày 24/4/2024 về việc tăng cường
hiệu quả công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt
trên địa bàn tỉnh.
Sở Nông nghiệp và Môi trường: Chủ trì, phối hợp với
Sở Tài chính, UBND các huyện, thị xã, thành phố và các
cơ quan, đơn vị có liên quan khẩn trương tham mưu UBND
tỉnh quy định cụ thể hình thức và mức kinh phí hộ
gia đình, cá nhân phải chi trả cho công tác thu gom, vận
chuyển và xử lý chất thải rắn sinh hoạt dựa trên
khối lượng hoặc thể tích chất thải đã được phân
loại; định giá dịch vụ thu gom, vận chuyển, xử lý
chất thải rắn sinh hoạt theo quy định của pháp luật
về giá (quy định tại khoản 6 Điều 79 Luật Bảo vệ
môi trường và được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 7
Điều 73 Luật Giá); Chủ trì, phối hợp với các sở,
ban, ngành, đơn vị và địa phương tổ chức triển khai
mô hình xử lý chất thải rắn sinh hoạt phù hợp với
điều kiện thực tiễn tại tỉnh theo hướng dẫn của
Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau khi cấp có thẩm quyền
thực hiện điều chỉnh, bổ sung Quy hoạch tỉnh theo chủ
trương sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh, không tổ
chức cấp huyện, sáp nhập cấp xã và xây dựng mô hình
tổ chức chính quyền địa phương hai cấp của Ban chấp
hành Trung ương Đảng.
Sở Tài chính: Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn
vị có liên quan tham mưu UBND tỉnh triển khai thực hiện
cơ chế chính sách hỗ trợ, ưu đãi đầu tư lĩnh vực
quản lý chất thải rắn sinh hoạt; khuyến khích xã hội
hóa trong công tác thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải
rắn sinh hoạt; Căn cứ tình hình thực tế và khả năng
cân đối ngân sách địa phương tham mưu UBND tỉnh bố
trí kinh phí để thực hiện các nhiệm vụ liên quan đến
công tác phân loại tại nguồn, thu gom, vận chuyển, xử
lý chất thải rắn sinh hoạt theo quy định.
Sở Khoa học và Công nghệ: Thông báo đề xuất và tham
mưu đặt hàng thực hiện các nhiệm vụ khoa học công
nghệ nhằm xử lý chất thải rắn, xây dựng mô hình xử
lý chất thải rắn sinh hoạt phù hợp với đặc điểm
kinh tế - xã hội của địa phương. Phối hợp với các
sở, ngành và địa phương có liên quan tổ chức thẩm
định, có ý kiến về sự phù hợp công nghệ của dự
án đầu tư xử lý chất thải rắn trên địa bàn tỉnh
theo quy định của pháp luật về chuyển giao công nghệ.
UBND các huyện, thị xã, thành phố: Triển
khai thực hiện nội dung chỉ đạo của UBND về lộ trình
và giải pháp xử lý chất thải rắn sinh hoạt đến hết
năm 2025 giảm tỷ lệ chất thải rắn được xử lý bằng
phương pháp chôn lấp trực tiếp xuống dưới 30%; trong
đó ưu tiên áp dụng các công nghệ tiên tiến, thân thiện
với môi trường; Thực hiện nội dung về quản lý
chất thải rắn sinh hoạt trong quy hoạch tỉnh, thực hiện
lựa chọn và quy hoạch vị trí, bố trí quỹ đất cho
các khu xử lý rác thải tập trung, làm cơ sở kêu gọi
các nhà đầu tư có năng lực thực hiện đầu tư dự án
khu xử lý chất thải rắn sinh hoạt tập trung có công
nghệ tiên tiến hiện đại, đáp ứng các yêu cầu về
bảo vệ môi trường và phù hợp với thực tiễn của
địa phương. Bố trí kinh phí cho việc đầu tư xây dựng,
vận hành hệ thống thu gom, lưu giữ, trung chuyển, vận
chuyển và xử lý chất thải rắn sinh hoạt; hệ thống
các công trình, biện pháp, thiết bị công cộng phục vụ
quản lý chất thải rắn sinh hoạt; Chủ trì, phối hợp
chặt chẽ với các tổ chức chính trị, xã hội và các
cơ quan báo chí, truyền thông phổ biến, tuyên truyền các
quy định về quản lý chất thải rắn sinh hoạt nhằm
nâng cao nhận thức, trách nhiệm trong việc thu gom, phân
loại, vận chuyển và xử lý chất thải rắn sinh hoạt
đến từng hộ gia đình, người dân.
Xem toàn bộ nội dung Công văn tại đây./.
Hữu Tri