Thị xã La Gi phát triển diện tích trồng rau an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP
Lượt xem: 1992

(binhthuan.gov.vn) Hiện nay, trên địa bàn thị xã La Gi có tổng diện tích gieo trồng cây hàng năm là 1.648 ha, trong đó có 313 ha trồng rau các loại, tập trung chủ yếu ở các xã Tân Tiến, Tân Bình và phường Bình Tân. Đây là những vùng sản xuất nhiều chủng loại rau, trong đó rau ăn lá chiếm khoảng 35% - 45%, rau ăn quả chiếm khoảng 50% - 65%, rau gia vị chiếm khoảng 35 - 5%.

Trong những năm qua, UBND thị xã La Gi đã có nhiều hỗ trợ cho các hộ dân trên địa bàn các xã, phường để triển khai thực hiện mô hình sản xuất rau an toàn theo hướng VietGAP và đã đạt được một số kết quả nhất định. Cụ thể, như mô hình trồng rau an toàn tại xã Tân Bình và phường Bình Tân, với nhiều chủng loại là cải bẹ xanh, cải ngọt, dưa leo, khổ qua, súp lơ, hành lá, ớt, bầu, bí,... Hiệu quả từ mô hình trồng rau theo quy trình an toàn tại các xã, phường trên đã cho lợi nhuận cao hơn so với rau sản xuất thường từ 1,2 – 1,5 lần/vụ. Với những hiệu quả từ việc sản xuất rau an toàn theo hướng VietGAP, thị xã La Gi đã thành lập Hợp tác xã rau sạch Tân Bình với quy mô 10 hộ/3,5 ha.

Mô hình trồng rau an toàn đã giúp các hộ dân biết cách ghi chép, nắm bắt quy trình kỹ thuật để tăng thêm năng suất, biết dùng các loại thuốc có trong danh mục, giảm lượng thuốc hóa học/vụ, tăng cường đầu tư phân hữu cơ vi sinh để bón lót, đảm bảo thời gian cách ly nhằm tạo ra sản phẩm sạch, an toàn. Khi tham gia tổ liên kết, các hộ nông dân đã hiểu biết nhiều các ứng dụng kỹ thuật mới, cùng nhau chia sẻ kinh nghiệm, thay đổi phương thức canh tác cũ, tạo ra những cây rau sạch đáp ứng cho nhu cầu thị trưởng. Qua đó cho thấy, việc thực hiện mô hình rau an toàn tại các địa phương đã định hướng cho các hộ nông dân nhận thức đúng về tầm quan trọng của việc sản xuất rau an toàn theo hướng VietGAP, tạo được sản phẩm an toàn cho người tiêu dùng.

Để mở rộng diện tích sản xuất rau an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP, trong thời gian tới, UBND thị xã La Gi yêu cầu các xã, phường thành lập và duy trì các Hợp tác xã tự nguyện và các tổ nhóm sản xuất rau; tổ chức sản xuất rau an toàn theo chuỗi, gắn với trách nhiệm của người sản xuất và thương nhân tiêu thụ nhằm xây dựng kế hoạch sản xuất, quy mô sản xuất từng loại rau, từng mùa vụ, trên cơ sở đó quản lý được việc sản xuất rau theo quy trình kỹ thuật. Làm tốt công tác quản lý Nhà nước trong sản xuất, lưu thông rau an toàn; kiểm tra, kiểm soát quá trình từ sản xuất đến lưu thông và cấp Giấy chứng nhận rau an toàn. Tổ chức tập huấn quy trình sản xuất rau an toàn, sản xuất rau theo tiêu chuẩn VietGAP cho nông dân; đẩy mạnh công tác tuyên truyền để người tiêu dùng thấy được việc sản xuất rau an toàn, rau được chứng nhận VietGAP là sự lựa chọn thông minh.

Nguyễn Phương

Video tuyên truyền
  • Hướng dẫn nộp hồ sơ Lý lịch tư pháp trên ứng dụng định danh và xác thực điện tử VNeID của Bộ Công an
  • Năm du lịch quốc gia Bình Thuận 2023
  • Bãi biển lagi ở Bình Thuận rất đẹp
  • Top 10 địa điểm du lịch nổi tiếng Phan Thiết
  • Bình Thuận Nông thôn mới 12-9-2019
  • Buổi sáng nơi Cảng cá Cồn Chà Bình Thuận
  • Đảm bảo hoạt động kinh tế và đời sống tại Bình Thuận phát triển ổn định
  • Phóng Sự Làng Chài Mũi Né
  • Khu du lịch Biển Đá Vàng
  • Du lịch Tà Cú - Bình Thuận
1 2 
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tháng hiện tại: 1
  • Tổng lượt truy cập: 1