Triển khai mô hình “Sản xuất lúa VietGAP - Cánh đồng không dấu chân” tại xã Sùng Nhơn, huyện Đức Linh
Lượt xem: 656

 

(binhthuan.gov.vn) Ngày 24/8/2024, Trung tâm Khuyến nông tỉnh phối hợp với UBND huyện Đức Linh triển khai mô hình “Sản xuất lúa VietGAP -Cánh đồng không dấu chân” tại xã Sùng Nhơn. Tham dự có ông Ngô Thái Sơn - Phó Giám đốc phụ trách Trung tâm Khuyến nông tỉnh; lãnh đạo UBND huyện Đức Linh, UBND xã Sùng Nhơn và các hộ dân trồng lúa trên địa bàn.

 

Theo kế hoạch, trong Vụ Mùa năm 2024 và Vụ Đông Xuân năm (2024 - 2025), Trung tâm Khuyến nông tỉnh sẽ triển khai thực hiện 160 hecta sản xuất lúa VietGAP - Cánh đồng không dấu chân” ở 05 huyện trọng điểm trồng lúa trên địa bàn tỉnh là: Đức Linh, Tánh Linh, Hàm Thuận Bắc, Bắc Bình và Tuy Phong. Đặc biệt, trong Vụ Hè Thu năm nay, Trung tâm Khuyến nông tỉnh đã kết hợp với Công ty NET ZERO CARBON triển khai thí điểm sản xuất lúa bán tín chỉ cacbon, trong đó đã hướng dẫn cho các hộ nông dân thực hành canh tác lúa trên nền tảng kỹ thuật “01 phải, 05 giảm”, “điều tiết nước ướt, khô xen kẽ”, đồng thời ứng dụng cơ giới hóa toàn bộ các khâu trong sản xuất lúa hay còn gọi “cánh đồng không dấu chân” nhằm tiết giảm chi phí sản xuất, thích ứng với biến đổi khí hậu, giảm phát thải cacbon, canh tác lúa thân thiện với môi trường nhưng vẫn mang giá trị kinh tế cao cho người trồng lúa.

 

 

 

Tại huyện Đức Linh, trong Vụ Mùa năm nay, UBND huyện Đức Linh đã phối hợp với Trung tâm Khuyến nông tỉnh lựa chọn cánh đồng Gốc Dầu - Bàu Lùng, thôn 2, xã Sùng Nhơn để triển khai thực hiện mô hình “Sản xuất lúa VietGAP - Cánh đồng không dấu chân” với diện tích 20 hecta, trong đó có 65 hộ dân tham gia. Thời điểm trình diễn gieo lúa bằng máy sạ cụm kết hợp máy bay không người lái bón lót cho cây lúa lúc gieo sạ có đông đảo nông dân cũng như chính quyền địa phương theo dõi sát mô hình. Đước biết, trong Vụ Mùa năm 2024, huyện Đức Linh sẽ triển khai 03 mô hình “Sản xuất lúa VietGAP - Cánh đồng không dấu chân” ở các xã: Sùng Nhơn, Nam Chính và Đức Tín.

 

 

 

Ông Ngô Thái Sơn - Phó Giám đốc phụ trách Trung tâm Khuyến nông tỉnh cho biết, việc sản xuất lúa giảm phát thải cacbon là hành trình hướng đến sản xuất xanh, bền vững mà Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh đã phát động để hưởng ứng thực hiện Đề án “Phát triển bền vững 01 triệu hecta chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh” theo chỉ đạo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

 

Theo ông Ngô Thái Sơn, hiện nay một số tỉnh ở khu vực Tây Nguyên và Tây Nam Bộ đã áp dụng sản xuất lúa giảm phát thải cacbon, theo đó ở Vụ Đông Xuân mỗi hecta thu được 04 tín chỉ cacbon, còn Vụ Hè Thu thời tiết ít thuận lợi hơn nên thu được 3,2 tín chỉ cacbon. Ông Ngô Thái Sơn cho biết, 01 tín chỉ cacbon được thu mua khoảng 20 đô la Mỹ, nếu nông dân canh tác ba vụ lúa trên năm thì ngoài lợi nhuận bán lúa thương phẩm sẽ có thêm nguồn thu từ bán tín chỉ cacbon với giá khoảng 05 đến 06 triệu đồng một hecta mỗi năm. Hơn nữa, thương hiệu lúa gạo thân thiện với môi trường, phát thải thấp sẽ là lợi thế cạnh tranh khi tiêu thụ trên thị trường trong nước và xuất khẩu.

 

Nguyễn Phương

 

 

Video tuyên truyền
  • Hướng dẫn nộp hồ sơ Lý lịch tư pháp trên ứng dụng định danh và xác thực điện tử VNeID của Bộ Công an
  • Năm du lịch quốc gia Bình Thuận 2023
  • Bãi biển lagi ở Bình Thuận rất đẹp
  • Top 10 địa điểm du lịch nổi tiếng Phan Thiết
  • Bình Thuận Nông thôn mới 12-9-2019
  • Buổi sáng nơi Cảng cá Cồn Chà Bình Thuận
  • Đảm bảo hoạt động kinh tế và đời sống tại Bình Thuận phát triển ổn định
  • Phóng Sự Làng Chài Mũi Né
  • Khu du lịch Biển Đá Vàng
  • Du lịch Tà Cú - Bình Thuận
1 2 
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tháng hiện tại: 1
  • Tổng lượt truy cập: 1