TUYÊN TRUYỀN, PHỔ BIẾN LUẬT CÁC TỔ CHỨC TÍN DỤNG
Lượt xem: 87

(binhthuan.gov.vn) Ngày 18/01/2024, tại kỳ họp bất thường lần thứ 05, Quốc hội khoá XV đã thông qua Luật Các tổ chức tín dụng, thay thế Luật Các tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 17/2017/QH14, và có hiệu lực kể từ ngày 01/7/2024. Việc ban hành Luật Các tổ chức tín dụng (Luật Các TCTD) xuất phát từ yêu cầu thể chế hóa chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách của Nhà nước về hoàn thiện thể chế trong lĩnh vực tiền tệ, ngân hàng phù hợp với nguyên tắc thị trường, bảo đảm an toàn, lành mạnh và ổn định của hệ thống, tăng cường tính minh bạch, cạnh tranh, phù hợp với thông lệ quốc tế và xu hướng phát triển mới, đồng thời xử lý những khó khăn, vướng mắc phát sinh trong thực tiễn liên quan tới tổ chức, hoạt động của TCTD.

          Luật Các TCTD quy định về việc thành lập, tổ chức, hoạt động, can thiệp sớm, kiểm soát đặc biệt, tổ chức lại, giải thể, phá sản TCTD; việc thành lập, tổ chức, hoạt động, can thiệp sớm, giải thể, chấm dứt hoạt động của chi nhánh ngân hàng nước ngoài; việc thành lập, hoạt động của văn phòng đại diện tại Việt Nam của TCTD nước ngoài, tổ chức nước ngoài khác có hoạt động ngân hàng; việc xử lý nợ xấu, tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu của TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, tổ chức mà Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ có chức năng mua, bán, xử lý nợ. Luật được kết cấu gồm 15 Chương và 210 Điều, cụ thể như sau: Chương I: Những quy định chung, gồm 15 Điều; Chương II: Ngân hàng chính sách, gồm 11 Điều; Chương III: Giấy phép, gồm 11 Điề; Chương IV: Tổ chức, quản trị, điều hành của TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài gồm 07 Mục, 61 Điều; Chương V: Hoạt động của TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, gồm 07 Mục, 33 Điều; Chương VI: Văn phòng đại diện nước ngoài, gồm 02 Điều; Chương VII: Các hVIều đại diện nước ngoàiiủa TCTDchức, hoạt động, c, chi nhánh ngân hàng nưc ngoàii, g chi nhánh; Chương VIII: Tài chính, hạch toán, báo cáo, gồm 12 Điều; Chương IX: Can thiệp sớm tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, gồm 06 Điều; Chương X: Kiểm soát đặc biệt TCTD, gồm 05 Mục, 29 Điều; Chương XI: X ương Xsoát đặc biệtnước ngoàigủa TCTDchức, hoạt động, can thiệp , g ươn4 Điơn; Chương XII: Xử lý nợ xấu, tài sản bảo đảm, gồm 06 Điều; Chương XIII: Tổ chức lại, giải thể, phá sản, thanh lý, phong tỏa vốn, tài sản, gồm 05 Điều; Chương XIV: Quản lý nhà nước gồm 03 Điều; Chương XV. Điều khoản thi hành gồm 02 Điều.

 Như vậy, so với Luật Các TCTD 2010 (sửa đổi, bổ sung năm 2017), Luật mới bổ sung thêm 04 Chương, cụ thể: quy định một chương riêng về ngân hàng chính sách tại Chương II. Ngân hàng chính sách (Luật 2010 chỉ quy định một Điều – Điều 17 về ngân hàng chính sách); quy định một chương riêng về can thiệp sớm tại Chương IX. Can thiệp sớm tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài (Luật 2010 chỉ quy định một điều về can thiệp sớm - Điều 130ª); bổ sung một chương riêng quy định về xử lý trường hợp TCTD bị rút tiền hàng loạt, cho vay đặc biệt tại Chương XI. Xử lý trường hợp tổ chức tín dụng bị rút tiền hàng loạt; vay, cho vay đặc biệt (Luật 2010 quy định về cho vay đặc biệt thuộc chương về kiểm soát đặc biệt và chưa có quy định về xử lý trường hợp TCTD bị rút tiền hàng loạt); bổ sung một chương riêng quy định về xử lý nợ xấu tài sản bảo đảm – Chương XII. Xử lý nợ xấu, tài sản bảo đảm trên cơ sở Luật hóa một số quy định tại Nghị quyết 42/2017/QH14 về thí điểm xử lý nợ xấu của TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

          Nội dung cơ bản của Luật bao gồm: (1) Hoàn thiện quy định về nâng cao yêu cầu quản trị, điều hành, hạn chế lạm dụng quyền cổ đông lớn, quyền quản trị, điều hành để thao túng hoạt động của TCTD; (2) Hoàn thiện quy định về hoạt động và bảo đảm an toàn trong hoạt động của TCTD và quỹ tín dụng nhân dân; (3) Hoàn thiện quy định về dịch vụ ngân hàng qua phương tiện điện tử và xây dựng khung pháp lý cho việc thử nghiệm ứng dụng công nghệ và triển khai các sản phẩm, dịch vụ, mô hình kinh doanh mới trong hoạt động ngân hàng, tạo nền tảng cho việc ứng dụng các công nghệ chủ chốt của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0; (4) Hoàn thiện các quy định nhằm tạo cơ sở thúc đẩy quá trình cơ cấu lại TCTD và xử lý TCTD yếu kém; (5) Luật hóa quy định về xử lý nợ xấu, tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu, xử lý tài sản bảo đảm là dự án bất động sản; (6) Quy định chuyển tiếp./.

 

Hải Lam Phương

Cùng chuyên mục
1 2 3 4 5  ... 
Video tuyên truyền
  • Năm du lịch quốc gia Bình Thuận 2023
  • Bãi biển lagi ở Bình Thuận rất đẹp
  • Top 10 địa điểm du lịch nổi tiếng Phan Thiết
  • Bình Thuận Nông thôn mới 12-9-2019
  • Buổi sáng nơi Cảng cá Cồn Chà Bình Thuận
  • Đảm bảo hoạt động kinh tế và đời sống tại Bình Thuận phát triển ổn định
  • Phóng Sự Làng Chài Mũi Né
  • Khu du lịch Biển Đá Vàng
  • Du lịch Tà Cú - Bình Thuận
  • Mũi Kê Gà - Phan Thiết đẹp bất ngờ
1 2 
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tháng hiện tại: 1
  • Tổng lượt truy cập: 1